Cam Khe Mây có loại 90.000 đồng/kg, nông dân Hà Tĩnh mừng khấp khởi

(Baohatinh.vn) - Cam Khe Mây ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã vào vụ thu hoạch. Dù năm nay sản lượng cam thấp hơn so với các năm trước nhưng giá bán cam Khe Mây đang cao, doanh thu lớn cho người trồng.

Những ngày này, xã Hương Đô (huyện Hương Khê) - một trong những “thủ phủ” trồng cam lớn nhất Hà Tĩnh đang nhộn nhịp bước vào vụ thu hoạch cam Khe Mây.

Với diện tích hơn 3 ha, anh Nguyễn Văn Đồng (thôn 1, xã Hương Đô) mỗi ngày xuất bán ra thị trường từ 4 – 5 tạ cam. Quả được bọc trong màng để đảm bảo chất lượng và mẫu mã trong quá trình vận chuyển.

bqbht_br_z6051272886751-7b9d76e812b61271626b80ff05bc9dad.jpg
Mỗi ngày, vườn của anh Nguyễn Văn Đồng (thôn 1, xã Hương Đô) thu hoạch khoảng 4 tạ cam.

Anh Đồng chia sẻ: "Do ảnh hưởng thời tiết nên năng suất cam vụ 2024 có thấp hơn năm trước. Dù vậy, nhờ chú trọng chăm sóc, năm nay tôi ước tính vẫn đạt khoảng 20 tấn. Tôi dùng tấm vải màn trùm cả gốc cây cam để ngăn côn trùng tấn công, gây hư hại cho quả, đồng thời cây vẫn hấp thụ được ánh nắng mặt trời, đảm bảo độ ngọt.

Hiện tại, thương lái đã vào tận vườn thu mua với mức giá khoảng 35 - 40.000 đồng/kg. Dự kiến, cam sẽ tăng giá vào thời điểm cuối năm nên chúng tôi chưa thu hoạch ồ ạt mà tập trung chọn tỉa quả chín sớm”.

bqbht_br_z6051272444672-f3ac60ea3448585ab19db8fbaf15f814.jpg
Thương lái thu mua cam tại xã Hương Đô.

Được biết, xã Hương Đô có 315 ha cam các loại, trong đó 270 ha đang cho thu hoạch. Năm nay sản lượng chỉ được một số vườn cao hơn năm ngoái, còn hầu như sụt giảm. Dù vậy, giá bán cao nên người dân phấn khởi, giá bán tại vườn đạt từ 35 - 80.000 đồng/kg tùy chất lượng và hình thức canh tác.

Những năm gần đây, trên địa bàn Hương Khê đã hình thành nhiều mô hình sản xuất cam VietGAP, hữu cơ liên kết với các HTX, doanh nghiệp để đảm bảo ổn định đầu ra, giá cả. Cam Khe Mây trước khi xuất bán ra thị trường đều được dán tem truy xuất nguồn gốc.

bqbht_br_z6051273279923-c877395c2a8075262bb2d143abb15d37.jpg
Hiện nay, giá cam Khe Mây bán tại vườn đạt từ 35 - 90.000 đồng/kg tùy chất lượng và hình thức canh tác.

Bà Lê Thị Cẩm Vân - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Thảo Vân, xã Phúc Trạch cho biết: “Vụ cam 2024, HTX sản xuất trên 5 ha, sản lượng đạt trên 30 tấn. Đây đều là sản phẩm cam được sản xuất theo quy trình VietGAP đảm bảo vị ngọt thanh đặc trưng của vùng Khe Mây nên khách hàng rất tin tưởng. Sắp tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục quảng bá sản phẩm cam của HTX tại lễ trưng bày sản vật địa phương của Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”.

Thời gian qua, huyện Hương Khê đã tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu nhằm mở rộng thị trường và nâng tầm giá trị sản phẩm cam Khe Mây.

bqbht_br_z6051273801357-80493d19293ef333f8e2b2b16d88cb92.jpg
Cam Khe Mây được gắn tem truy xuất nguồn gốc.

Chị Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc hợp tác xã sản xuất, kinh doanh tổng hợp Nhật Hằng (xã Lộc Yên) cho hay: "Sản phẩm cam Khe Mây đang được khách hàng ở nhiều tỉnh, thành khác biết đến như TP Hà Nội, TP Vinh, TP Hồ Chí Minh. Thời điểm đầu mùa, chúng tôi đã kết nối để tiêu thụ, quảng bá sản phẩm và được người tiêu dùng đánh giá cao. Năm nay, HTX dự kiến sẽ liên kết tiêu thụ gần 100 tấn cam cho bà con nông dân”.

Theo người dân, vùng Khe Mây đất đai, thổ nhưỡng rất đặc biệt, không địa phương nào có được nên cam trồng ở đây có vị ngọt đậm, thanh mát, rất được khách hàng ưa chuộng. Hiện, mùa thu hoạch cam đã vào chính vụ và sẽ kéo dài đến dịp tết Nguyên đán. Ghi nhận tại địa phương, giá cam Khe Mây đang được thu mua cao nhất trong mấy năm trở lại đây, dao động từ 35 – 40 nghìn đồng/kg; đặc biệt một số sản phẩm cam đặc sản, cam hữu cơ được bán với giá lên đến 60 - 90 nghìn đồng/kg.

bqbht_br_z6051273370422-fe11f80552ac278c3c28fa2f093db28d.jpg
Cam trồng ở vùng Khe Mây có vị ngọt đậm, thanh mát, rất được khách hàng ưa chuộng

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê, toàn huyện có hơn hơn 1.900 ha diện tích trồng cam, chủ yếu ở các xã: Hương Đô, Phúc Trạch, Hương Thuỷ... Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, mặc dù một số vùng trồng cam có tỷ lệ đậu quả thấp nhưng nhìn chung năng suất khá đảm bảo; sản lượng cam toàn huyện dự báo có xu hướng giảm nhẹ so với các năm trước, năng suất ước đạt 98,27 tạ/ha, sản lượng 16.212,62 tấn (bằng 97,2% so với năm 2023). Giá bán năm nay cao hơn từ 10 - 20% nên bà con trồng cam hết sức phấn khởi.

bqbht_br_z6051276002559-6374c66845defd8cd3f1dba91164f0ed.jpg
Cam Khe Mây tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh.

Hiện nay, sản phẩm cam Khe Mây được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, bước đầu đã ký kết hợp đồng tiêu thụ với một số doanh nghiệp, có mặt trên các kệ hàng của các cửa hàng nông sản sạch và đại lý hoa quả. Ngoài ra, người dân còn đẩy mạnh bán hàng online đi các tỉnh như Nghệ An, Quảng Bình, TP Hà Nội…

Huyện Hương Khê cũng tăng cường mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra để quản lý tốt hơn nhãn hiệu chứng nhận “Cam Khe Mây” trên địa bàn nhằm bảo vệ danh tiếng, uy tín của các sản phẩm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.