Sẵn sàng cho ngày khai hội cam và các sản phẩm Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Công tác chuẩn bị cho Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ người dân, du khách tham quan, mua sắm các đặc sản của tỉnh từ ngày 15 – 17/11.

bqbht_br_3.jpg
Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 dự kiến diễn ra trong 3 ngày (từ 15 - 17/11) tại khu vực Quảng trường Trần Phú, TP Hà Tĩnh.

Năm nay, HTX Cam Khe Mây Long Nhâm (xã Hương Đô) là một trong những đơn vị của huyện Hương Khê đăng ký tham gia Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh. Đây là nhà vườn “có tiếng” của vùng đặc sản cam Khe Mây với chất lượng ngon ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Ông Đinh Văn Nhâm – Giám đốc HTX cho biết: “Với quy trình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, cam được bọc kỹ từng quả nên mẫu mã đẹp, ngọt thơm. Năm nay, năng suất không cao nhưng bù lại, chất lượng cam ngon hơn. Chúng tôi đã nhiều lần tham gia lễ hội cam và nhận thấy đây là kênh giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mới khá hiệu quả nên tiếp tục tham gia. Để chuẩn bị cho lễ hội cam năm nay, nhà vườn đã rà soát vườn để tuyển chọn những cây có quả đẹp, chín đều. Ngày 15/11, chúng tôi sẽ hái cam và mang đến lễ hội”.

bqbht_br_9-1238.jpg
Huyện Hương Khê có 1 nhà vườn và 2 HTX sản xuất, kinh doanh cam tham gia lễ hội.

Được biết, cùng với HTX Cam Khe Mây Long Nhâm còn có 10 cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê tham gia lễ hội cam năm nay.

Anh Nguyễn Trọng Đại – chuyên viên Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Hương Khê cho biết: Sau khi có kế hoạch của Sở Công thương, địa phương đã thông tin đến các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn để đăng kí tham gia Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024. Tham gia lễ hội năm nay, huyện Hương Khê có 10 gian hàng với các sản phẩm tiêu biểu như: cam, hương trầm, giò chả, xúc xích, nấm, bánh đa… Quá trình chuẩn bị, chúng tôi cũng sát sao với cơ sở, phổ biến thông tin liên quan đến lễ hội và đôn đốc các cơ sở có sự chuẩn bị tốt nhất”.

bqbht_br_4.jpg
Các nhà vườn, hợp tác xã lựa chọn những quả cam chất lượng, gắn tem truy xuất nguồn gốc để phục vụ người dân, du khách mua sắm tại lễ hội cam.

Năm nay, huyện Vũ Quang cũng đăng ký 5 gian hàng tham gia lễ hội với các sản phẩm cam, mật mía, mật ong, tinh bột nghệ, dầu lạc…, trong đó có 2 gian hàng cam của Doanh nghiệp tư nhân Hoài Luân và Tổ hợp tác cam Hương Thọ.

Ông Đoàn Quốc Hoài – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Hoài Luân (xã Quang Thọ) chia sẻ: “Với diện tích hơn 3 ha, năm nay, sản lượng cam chúng tôi đạt khoảng 20 tấn. Đến thời điểm này, chúng tôi đã thu hoạch khoảng 50%, trung bình mỗi ngày bán ra thị trường 5-7 tạ cam. Nhà vườn đã tham gia lễ hội cam từ những năm đầu tiên tổ chức và hầu như năm nào cũng có mặt. Đây là cơ hội tốt để quảng bá và tiêu thụ cam nên năm nay, chúng tôi cũng đăng ký 1 gian hàng. Ngày 15/11, chúng tôi sẽ mang những quả cam chất lượng nhất đến để trưng bày tại gian hàng”.

Tại các địa phương khác, công tác chuẩn bị cho Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm nay cũng được triển khai sớm. Nhờ vậy, cơ sở đã có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, sẵn sàng nguồn hàng chất lượng cung cấp tới người dân, du khách.

bqbht_br_1.jpg
Cơ sở tinh bột nghệ Thu Hằng (xã Sơn Trà, Hương Sơn) đóng gói hàng hóa, chuẩn bị cho lễ hội cam.

Chị Võ Thị Thu Hằng - chủ cơ sở tinh bột nghệ Thu Hằng (xã Sơn Trà, Hương Sơn) cho biết: “Năm 2023 là lần đầu tiên cơ sở tham gia lễ hội cam và nhận được hiệu ứng khá tốt. Cũng từ đó, sản phẩm của cơ sở được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Vì vậy, năm nay, chúng tôi tiếp tục đăng ký 1 gian hàng tại lễ hội. Hiện nay, cơ sở đã chuẩn bị chu đáo, đầy đủ các sản phẩm hàng hóa như tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây, bột ngũ cốc…, đóng gói theo thùng để phục vụ du khách tham quan, mua sắm tại lễ hội”.

Cùng với khâu chuẩn bị sản phẩm hàng hóa, công tác tuyên truyền, dựng gian hàng cũng đã được các đơn vị liên quan hoàn tất những bước cuối cùng, sẵn sàng cho lễ hội diễn ra.

Được biết, ngay sau khi ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội, Sở Công thương đã phổ biến đến các địa phương, đơn vị để triển khai các phần việc, đặc biệt là hướng dẫn các nhà vườn, cơ sở sản xuất, HTX, doanh nghiệp, tổ chức đăng ký tham gia gian hàng.

bqbht_br_2.jpg
Phướn, băng rôn được treo dọc các tuyến đường ở TP Hà Tĩnh để tuyên truyền, quảng bá về lễ hội cam.

Theo ông Dương Hữu Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh (Sở Công thương), Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 có quy mô 100 gian hàng, trong đó 87 gian của các huyện, thị, thành phố và 13 gian của 4 sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh. Một số địa phương có số lượng gian hàng lớn như: Hương Khê, Can Lộc, Thạch Hà, Hương Sơn, TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên… Các sản phẩm được giới thiệu tại lễ hội chủ yếu là sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và nhiều đặc sản khác.

Ông Dương Hữu Hùng cho biết: “Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 là hoạt động thường niên nhằm quảng bá, tôn vinh thương hiệu cam và các sản phẩm đặc sản của tỉnh đến với người tiêu dùng. Đồng thời, hỗ trợ các hộ sản xuất, HTX, doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, phát triển sản xuất, kinh doanh. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị lễ hội đã cơ bản hoàn tất, trong ngày 14/11, chúng tôi tiến hành bàn giao gian hàng cho các địa phương để các cơ sở đến trưng bày, trang trí, sẵn sàng cho chương trình khai mạc vào tối 15/11. Để lễ hội diễn ra thành công, được đông đảo người dân biết đến, đơn vị cũng chú trọng công tác tuyên truyền qua các hình thức như thông tin trên phương tiện truyền thông, mạng xã hội, treo cờ phướn dọc các tuyến đường”.

Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 dự kiến diễn ra trong 3 ngày (từ 15 - 17/11) tại khu vực Quảng trường Trần Phú, thuộc phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh.

Lễ khai mạc dự kiến lúc 19h30' ngày 15/11. Thời gian mở cửa hằng ngày từ 7h30' đến 22h trong các ngày diễn ra lễ hội.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.