Hà Tĩnh: Gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ

(Baohatinh.vn) - Hiện nay, Hà Tĩnh có gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ còn hiệu lực với các sản phẩm thế mạnh như: lúa, bưởi, cam,… góp phần tạo ra những giá trị mới trong sản xuất.

z5859384172800_b82f4a05b6c781a8ad7f3a32bc7ac268.jpg
Mô hình "Thâm canh vườn bưởi Phúc Trạch đạt tiêu chuẩn hữu cơ" tại xã Hương Trạch, huyện Hương Khê.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ (tiếng Anh: Organic agriculture production) hay còn gọi là canh tác hữu cơ là hệ thống quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu thế phát triển tất yếu. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030.

Những năm trở lại đây, tại Hà Tĩnh, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã bắt đầu được nhiều nông dân, doanh nghiệp, HTX quan tâm, đưa vào áp dụng trong thực tiễn, tạo ra thay đổi trong tư duy sản xuất, chuyển biến trong phát triển sản xuất. Theo số liệu từ Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh, toàn tỉnh có gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ còn hiệu lực. Trong đó, cây lúa 11 ha; rau các loại 4,3ha; cam 38,5 ha; bưởi 6,7 ha; vườn cây ăn quả hỗn hợp 29,3 ha; cây hồng 3,72 ha;…

Ngoài ra, các địa phương như huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh,... cũng đang tập trung phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ với gần 300 ha cây trồng các loại.

8472-169 (1).jpg
Cẩm Xuyên là huyện đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh có sản phẩm lúa, gạo được cấp chứng nhận theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ.

Qua đánh giá từ thực tiễn, nông nghiệp hữu cơ không sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học, chất kích thích tăng trưởng, sản phẩm đột biến gen/biến đổi gen. Nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất cũng phải là hữu cơ như: phân chuồng đã ủ hoai, phân vi sinh phân xanh và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trong quá trình canh tác…

Nhờ đó, góp phần phục hồi và cải thiện sức khỏe của đất, giảm phát thải và tác động của hóa chất độc hại, đảm bảo sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường. So với sản xuất truyền thống, việc canh tác theo những quy trình nghiêm ngặt đã tạo ra những sản phẩm sạch, có chất lượng cao, góp phần định vị và nâng cao thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của nông nghiệp Hà Tĩnh như lúa, cam, bưởi,...

z5821918778693_fbd80dbeec3e3aea1c2aa2df0daad6c6.jpg
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ góp phần cho ra nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn để phục vụ ngành chế biến.

Để tiếp thêm động lực, tạo sức lan tỏa phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, bền vững, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành đề án "Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024 - 2030".

Đề án đưa ra các nhóm nhiệm vụ quan trọng cần tập trung thực hiện trong thời gian tới như: lựa chọn vùng, đối tượng để chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa; xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị làm nơi tham quan, học tập kinh nghiệm để nhân ra diện rộng; đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp hữu cơ; hình thành hệ thống cung ứng vật tư đầu vào và dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ; xây dựng hệ thống kiểm soát chứng nhận nông nghiệp hữu cơ; chế biến sản phẩm, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.