Hương Khê - miền quả ngọt!

(Baohatinh.vn) - Khi hoa bưởi, hoa cam bung nở, khoe sắc trắng tinh khôi cũng là lúc đất trời Hương Khê (Hà Tĩnh) bước vào một mùa xuân mới. Trên khắp núi đồi, đồng ruộng, lộc xuân mơn mởn như cùng bà con đón chào một năm mới nhiều tin yêu.

Hương Khê - miền quả ngọt!

Diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế tăng nhanh trong những năm qua đã góp phần nâng cao đời sống người dân Hương Khê.

Về miền Hương Khê, nhiều đồi hoang, núi trọc nay đã được thay bằng những trang trại cây ăn quả trĩu cành; cánh đồng bạc màu được phủ bằng ngô, khoai xanh mướt… Thành quả lớn hôm nay được góp nhặt từ những thay đổi nhỏ của mỗi mùa xuân trước, khi toàn huyện quyết tâm tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Ông Dương Ngọc Hoàng - Trưởng phòng NN&PTNT chia sẻ: Hương Khê có tiềm năng về đất đai với tổng diện tích đất nông nghiệp 114.423 ha. Huyện cũng có nhiều đặc sản như bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây cùng lợi thế chăn nuôi tập trung lợn, bò, hươu, gia cầm để phát triển trang trại tổng hợp. Trước yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở đổi mới tư duy, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, sản xuất an toàn, bền vững, nâng cao đời sống của Nhân dân, BTV Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU, ngày 16/3/2016 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Hương Khê - miền quả ngọt!

Các chính sách thiết thực đã góp phần phát triển ngành chăn nuôi ở Hương Khê.

Cụ thể hóa chủ trương đó, HĐND, UBND huyện đã ban hành và triển khai nhiều chính sách khuyến khích sản xuất có hiệu quả. Đơn cử, những chính sách hỗ trợ chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi từ cây ngô sinh khối bằng phương pháp ủ chua hay chính sách hỗ trợ giống sản xuất vụ đông, vụ hè thu chỉ trong thời gian ngắn đã kịp thay đổi cách nghĩ, cách làm của mỗi người nông dân. Nhờ đó, năm 2022, Hương Khê lập kỷ lục mới khi toàn huyện sản xuất hơn 2.350 ha ngô vụ đông - trở thành một trong những vựa ngô đông lớn nhất tỉnh.

Ông Phan Công Linh (thôn Tây Trà, xã Hương Trà) phấn khởi: “Từ chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của huyện, chúng tôi đã được hưởng lợi khi mua con giống. Không chỉ vậy, người dân vừa được hỗ trợ kinh phí, vừa được cán bộ chuyên ngành trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật để ủ chua cây ngô, làm thức ăn thô xanh cho đàn bò trong mùa đông. 2 năm nay, gia đình không còn lo lắng nhiều trong việc chăm sóc đàn bò khi trời giá rét”.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, toàn huyện Hương Khê đã không còn tình trạng trâu, bò chết đói, chết rét do được chăm sóc đầy đủ, khoa học. Đến nay, toàn huyện đã có hàng trăm mô hình chế biến thức ăn chăn nuôi từ cây ngô sinh khối bằng phương pháp ủ chua.

Hương Khê - miền quả ngọt!

Những đồi hoang, núi trọc ở Hương Khê dần được thay thế bằng những trang trại cây ăn quả trĩu cành.

Đặc biệt, tiềm năng, lợi thế về đất đai từng bước được các địa phương phát huy trong phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, nâng cả số lượng, quy mô và chất lượng. Hiện, toàn huyện có 3.268 hộ phát triển sản xuất theo hình thức kinh tế vườn, kinh tế trang trại cho doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

Bên cạnh đó, những năm qua, trên những miền quê NTM, các địa phương mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất đai kém hiệu quả để trồng cây ăn quả. Nhờ đó, diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế của Hương Khê đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Đến nay, toàn huyện có 2.719 ha bưởi Phúc Trạch, cho thu nhập gần 739,5 tỷ đồng/năm; 2.057 ha cam các loại, cho thu nhập hơn 354,7 tỷ đồng/năm.

Hương Khê - miền quả ngọt!

Hương Khê ngày mới.

Ông Ngô Xuân Ninh - Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: “Những kết quả đạt được cùng những kinh nghiệm triển khai Nghị quyết 01 trong những năm trước là động lực, cơ sở để huyện Hương Khê tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, chúng tôi xác định phải làm tốt chương trình “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, liên kết theo chuỗi giá trị, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tăng cường chỉ đạo sản xuất gắn với công tác phòng chống thiên tai.

Tiếp tục vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, chuyển đổi diện tích đất trồng cây hằng năm, đất rừng hiệu quả thấp sang trồng bưởi Phúc Trạch, cam chất lượng cao. Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực; đồng thời duy trì và phát triển chăn nuôi nông hộ theo phương thức tiên tiến, kết hợp với phát triển chăn nuôi hữu cơ, sinh thái. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; xây dựng, đánh giá nhân rộng mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả”…

Sắc xuân đã tràn ngập khắp nơi trên đại ngàn Hương Khê. Tin rằng, trên cơ sở kết quả đạt được, những nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, Hương Khê sẽ tiếp tục có những bứt phá, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.