Nông dân Hương Khê “mặc áo” cho quả bưởi, tủ gốc cho cây chè

(Baohatinh.vn) - Hương Khê (Hà Tĩnh) đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt khiến nhiều diện tích cây trồng đối mặt với nguy cơ héo úa. Để đảm bảo cho cây phát triển tốt, người dân đang tích cực áp dụng nhiều biện pháp chăm sóc, chống nóng.

Nông dân Hương Khê “mặc áo” cho quả bưởi, tủ gốc cho cây chè

Ông Phan Đình Hải bọc quả bưởi bằng túi giấy.

Khoảng hơn 2 tháng nữa, vườn bưởi Phúc Trạch rộng 3 ha của gia đình anh ông Phan Đình Hải (xã Hương Trạch, huyện Hương Khê) sẽ cho thu hoạch. Nhưng với thời tiết nắng nóng như hiện nay, quả bưởi đặc sản này sẽ bị héo nếu phơi nắng trong thời gian dài.

Ông Hải cho biết: “Để quả không bị hỏng, tôi đặt mua hàng nghìn túi bọc bưởi đem về gói quả chống nắng, tia cực tím và côn trùng xâm nhập. Túi bọc bưởi được làm bằng giấy màu vàng pha lẫn nilon, dài 35 cm, ngang 30 cm, giá 1.000 đồng một túi. Với mỗi ha cam hoặc bưởi, nông dân sẽ phải bỏ ra gần 15 triệu đồng để mua túi bọc ”.

“Tôi dùng thang trèo lên cây bọc từng quả, cứ 40 phút sẽ bọc xong một cây, trung bình khoảng 40 - 60 quả. Một người có thể bọc được 10 gốc cam và bưởi trong một ngày. Việc làm này cần được thực hiện sớm, sẽ phát huy được hiệu quả”, ông Hải nói thêm.

Nông dân Hương Khê “mặc áo” cho quả bưởi, tủ gốc cho cây chè

Ngoài dùng túi bọc chuyên dụng, người dân còn sử dụng bao xi măng để “mặc áo” chống nắng cho quả bưởi.

Cũng “mặc áo” chống nắng cho trái, song 2 ha bưởi và cam của gia đình được anh Nguyễn Văn Quý (xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê) tận dụng bao bì xi măng. Anh Quý chia sẻ: “Khi mua về bao xi măng về, tôi cắt ra thành tấm, chi phí chỉ bằng 1/3 so với giá mua túi bọc ở cửa hàng. Số tiền đó có thể tiết kiệm để mua phân bón, trả cho nhân công khi vào mùa thu hoạch. Ngoài ra, nhiều ngày qua, từ 3 giờ sáng, gia đình đã phải thức dậy để chuẩn bị máy móc phun nước cho cây. Tôi đã khoan sẵn 3 giếng nước, mỗi giếng đặt một máy bơm và hàng trăm mét ống để phục vụ cho việc tưới”.

Nông dân Hương Khê “mặc áo” cho quả bưởi, tủ gốc cho cây chè

Ông Trần Quốc Tuấn chia sẻ cơ chế hoạt động tưới chè bằng béc tưới phun.

Nắng nóng gay gắt còn khiến cây chè đứng trước nguy cơ hạn nặng. Ông Trần Quốc Tuấn (xã Hương Trà, huyện Hương Khê) có hơn 1 ha chè thương phẩm và chè mới trồng chia sẻ: “Giải pháp chống hạn cho cây chè hiệu quả nhất là bơm nước từ giếng khoan, ao hồ lên tưới cho chè. Tôi tăng cường tưới nước dưỡng chè bằng béc tưới phun, ngày tưới liên tục từ 4 - 5 tiếng đồng hồ. Hộ nào kéo điện tận nơi còn đỡ tốn kém, còn nếu dùng máy nổ chạy dầu thì tốn kém gấp nhiều lần so với dùng điện".

Nông dân Hương Khê “mặc áo” cho quả bưởi, tủ gốc cho cây chè

Diện tích chè mới trồng được tưới nước liên tục.

Đối với những hộ chưa có điều kiện để đầu tư hệ thống tưới tự động như hộ chị Phan Thanh Hà (xã Hương Trà, huyện Hương Khê) tận dụng rơm rạ, cỏ dại, cây bụi để phủ gốc chè nhằm giảm bớt lượng nắng chiếu vào gốc cây, giữ ẩm cho đất, đồng thời, đào rãnh giữa các luống chè nhằm tích nước khi có mưa.

Phó Giám đốc Xí nghiệp Chè 20/4 Trần Văn Hòa cho biết: "Hiện xí nghiệp sản xuất trên diện tích 130 ha thuộc xã 2 xã Hương Trà và Hương Xuân, liên kết với 360 hộ dân xã Hương Trà, Hương Xuân và Lộc Yên. Trước tình trạng nắng nóng kéo dài, Xí nghiệp chè đã chủ động trong việc tập trung tư vấn, hướng dẫn người dân lắp đặt hệ thống tưới đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả cao. Giai đoạn này cán bộ kỹ thuật cũng đã trực tiếp hướng dẫn bà con về cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo cây chè sinh trưởng phát triển tốt”.

Nông dân Hương Khê “mặc áo” cho quả bưởi, tủ gốc cho cây chè

Nhiều người dân tủ gốc và kết hợp tưới nước để tăng cường độ ẩm cho cây chè.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê Dương Ngọc Hoàng thông tin: “Hiện nay, toàn huyện có 2.593 ha trồng bưởi Phúc Trạch, 2.028 ha cam và hơn 500 ha chè hái búp và hái lá. Đến thời điểm này, toàn bộ diện cây trồng trên địa bàn huyện vẫn cơ bản đảm bảo đủ nước tưới, chưa xảy ra khô hạn. Tuy nhiên, để chủ động ứng phó với khô hạn, cùng với việc thực hiện tốt công tác điều tiết, phân phối nguồn nước, phòng nông nghiệp huyện cùng với các xã tích cực tuyên truyền cho bà con thực hiện tưới nước tiết kiệm, chú ý tránh để thất thoát nguồn nước, cố gắng không để diện tích cây trồng nào trong quy hoạch bị thiếu nước. Người dân theo dõi chặt chẽ các bản tin thời tiết và dự báo nắng nóng, hạn của các cơ quan chuyên môn để được hướng dẫn thực hiện tốt các giải pháp chống hạn”.

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.