Đầu tư hệ thống béc tưới, nông dân vựa chè huyện Kỳ Anh hết lo nắng hạn

(Baohatinh.vn) - Với sự đầu tư hệ thống tưới khá bài bản, bà con nông dân vựa chè Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang gặp nhiều thuận lợi khi ứng phó với đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài suốt cả tuần nay.

Dẫn chúng tôi đi thăm 10 sào chè được trồng mới hồi tháng 10/2021, ông Hoàng Văn Nỷ ở thôn Đất Đỏ cho biết: “Với thâm niên trồng chè hàng chục năm, nay tôi đã có điều kiện để tái đầu tư. Ngoài 0,8ha chè đã cho thu nhập ổn định, vừa qua, tôi tiếp tục trồng thêm 1ha. Để tránh tổn thất do hạn hán, tôi đã mạnh dạn đầu tư hệ thống béc tưới để đảm bảo an toàn ngay từ khâu làm đất”.

Đầu tư hệ thống béc tưới, nông dân vựa chè huyện Kỳ Anh hết lo nắng hạn

Trưởng thôn Đất Đỏ Trần Trọng Thể (bên phải) trao đổi cùng ông Hoàng Văn Nỷ về kỹ thuật thu hái chè trong điều kiện nắng nóng.

Đợt nắng hạn này, gia đình ông Nỷ hoàn toàn chủ động việc tưới nước, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cây chè, giúp diện tích chè trồng mới phát triển nhanh, khỏe mạnh.

Cũng tại thôn Đất Đỏ, chủ vườn chè 3ha của gia đình ông Trương Xuân Bắc đã vượt qua đợt nắng hạn này nhờ hệ thống béc tưới hiện đại.

Đầu tư hệ thống béc tưới, nông dân vựa chè huyện Kỳ Anh hết lo nắng hạn

Ông Trương Xuân Bắc (thôn Đất Đỏ) vận hành hệ thống tưới trên vườn chè 3ha của gia đình.

Nhờ đảm bảo nguồn nước, thực hiện bài bản quy trình thâm canh, mỗi năm, gia đình ông Bắc thu hái được hơn 40 tấn chè búp tươi, trị giá xấp xỉ 300 triệu đồng.

Ông Bắc cho biết: “Riêng trong 4 tháng thu hoạch đầu năm 2022 (từ tháng 3 đến hết tháng 6), gia đình đã có hơn 20 tấn chè thương phẩm. Dù giá chè mấy năm gần đây có giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng đầu ra của sản phẩm ổn định nên bà con yên tâm gắn bó với nghề truyền thống”.

Đầu tư hệ thống béc tưới, nông dân vựa chè huyện Kỳ Anh hết lo nắng hạn

10 sào chè mới xuống giống tháng 10/2021 của ông Hoàng Văn Nỷ, thôn Đất Đỏ phát triển nhanh nhờ chủ động nguồn nước.

Theo ông Trần Trọng Thể - Trưởng thôn Đất Đỏ, trước đây khi chưa lắp hệ thống tưới thì nắng hạn có khi làm chết rất nhiều diện tích chè trồng mới và ảnh hướng lớn tới năng suất chè cũ. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, người dân đã chủ động đầu tư hệ thống tưới. Toàn thôn có 54 ha chè thì 80% diện tích đã được lắp đặt hệ thống tưới; trong đó, riêng 100% diện tích chè kiến thiết (25ha chè mới trồng trong vòng 2 năm) được đảm bảo nước tưới ngay từ đầu.

Thôn Trung Sơn cũng là một trong những địa phương có diện tích chè khá lớn của xã Kỳ Trung, với tổng diện tích 42ha. Trong 6 tháng đầu năm, bà con đã thu được hơn 200 tấn sản phẩm. Tại đây, hầu hết những chủ vườn chè có diện tích lớn đều đã đầu tư bài bản, đặc biệt là hệ thống tưới.

Đầu tư hệ thống béc tưới, nông dân vựa chè huyện Kỳ Anh hết lo nắng hạn

Thôn Trung Sơn có tổng diện tích 42 ha chè công nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND xã Kỳ Trung thông tin: “Trong 2 năm 2020 và 2021, xã Kỳ Trung trồng mới được gần 25 ha chè, chiếm 50% diện tích chè trồng mới của toàn huyện. Nhờ chủ động đầu tư hệ thống tưới nên diện tích này được bảo toàn và phát triển tốt trong các đợt nắng hạn. Ngoài ra, gần 130 ha chè kinh doanh cũng cơ bản đảm bảo nguồn nước nên đạt sản lượng ổn định. Trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng chè toàn xã đạt 770 tấn (toàn huyện 1.290 tấn) bằng sản lượng cùng kỳ năm 2021”.

Đầu tư hệ thống béc tưới, nông dân vựa chè huyện Kỳ Anh hết lo nắng hạn

Diện tích chè trồng mới ở xã Kỳ Trung cơ bản chủ động nước tưới.

Dù tỉnh và huyện chưa có chính sách hỗ trợ đầu tư hệ thống tưới nhưng người trồng chè ở các xã vùng thượng Kỳ Anh đã được động viên với công trình đập chứa nước đang triển khai trên địa bàn với số tiền đầu tư 5 tỷ đồng, hứa hẹn đảm bảo nước tưới ổn định cho vùng sản xuất tập trung hơn 30 ha. Thêm vào đó, mô hình trồng, thâm canh một số giống chè của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cũng sẽ hỗ trợ hệ thống tưới trên diện tích 3,5 ha. Việc có thêm điều kiện đảm bảo an toàn cho cây chè trong mùa nắng nóng sẽ giúp Xí nghiệp Chè 12/9 ổn định năng suất, chất lượng nguyên liệu phục vụ chế biến.

Ông Nguyễn Đức Thiện - Phó Giám đốc Xí nghiệp Chè 12/9

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.