Bán online, nhiều “đặc sản” Hương Khê vẫn hấp dẫn khách hàng

(Baohatinh.vn) - Nhằm đảm bảo mục tiêu sản xuất, kinh doanh trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhiều cơ sở sản xuất hàng tết ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã đẩy mạnh hình thức bán hàng online.

Bán online, nhiều “đặc sản” Hương Khê vẫn hấp dẫn khách hàng

Tỷ lệ hàng hóa tiêu thụ qua mạng internet của cơ sở sản xuất Giò me Tiến Giáp chiếm đến 80%.

Huyện Hương Khê hiện có 13 sản phẩm đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao cấp tỉnh. Trong đó, nhiều cơ sở sản xuất có lượng lớn hàng hóa phục vụ thị trường tết.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, việc sản xuất, kinh doanh hàng tết có nguy cơ bị ảnh hưởng. Trong điều kiện đó, nhiều cơ sở ở Hương Khê đã nhanh chóng chuyển hướng đẩy mạnh sang kinh doanh trực tuyến.

Bán online, nhiều “đặc sản” Hương Khê vẫn hấp dẫn khách hàng

Sản phẩm giò me Tiến Giáp được quảng bá trên trang web Đặc sản Hà Tĩnh của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Hà Tĩnh.

Với lợi thế được công nhận đạt chuẩn OCOP - các sản phẩm có thương hiệu và được cơ quan chức năng khẳng định về chất lượng, giúp người mua yên tâm hơn. Ngoài ra, các sản phẩm OCOP được hỗ trợ phát triển thương hiệu bằng những trang web riêng khá bài bản cũng như được giới thiệu qua hệ thống các cổng thông tin điện tử cấp huyện, tỉnh… Đó là những điều kiện để các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hương Khê đẩy mạnh hoạt động quảng bá, ký kết hợp đồng trên các trang mạng xã hội.

Bán online, nhiều “đặc sản” Hương Khê vẫn hấp dẫn khách hàng

Với lợi thế có thương hiệu và đã khẳng định được chất lượng nên sản phẩm Giò me Tiến Giáp được nhiều khách hàng tin dùng.

Trong những ngày qua, mặc dù diễn biến dịch bệnh Covid-19 khá phức tạp, song mức tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất Giò me Tiến Giáp (thị trấn Hương Khê) vẫn đạt sản lượng hơn 300 kg/ngày.

Anh Nguyễn Đình Giáp – chủ cơ sở Giò me Tiến Giáp phấn khởi: "Hiện tại, có đến hơn 80% sản phẩm của chúng tôi được bán qua hình thức online. Nhờ vậy, cơ sở hạn chế được việc tiếp xúc với khách hàng nên đảm bảo hơn trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Cơ sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giới thiệu, quảng cáo sản phẩm trên các trang mạng internet, đặc biệt là mạng xã hội.

Mặc dù công việc sản xuất rất bận rộn trong những ngày cuối năm nhưng anh Nguyễn Chí Thành – chủ cơ sở sản xuất trầm hương Phúc Trạch (xã Phúc Trạch) vẫn dành thời gian để lên mạng xã hội giới thiệu sản phẩm của mình bằng hình thức phát trực tiếp.

Bán online, nhiều “đặc sản” Hương Khê vẫn hấp dẫn khách hàng

Anh Nguyễn Chí Thành giới thiệu sản phẩm bằng cách phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook.

Anh Thành chia sẻ: “Thị trường sẽ bị ảnh hưởng do người tiêu dùng có tâm lý không muốn đến nơi đông người, bắt buộc chúng tôi phải đẩy mạnh bán hàng online”.

Bán online, nhiều “đặc sản” Hương Khê vẫn hấp dẫn khách hàng

Việc quảng bá trên mạng internet của cơ sở trầm hương Phúc Trạch đã tiếp cận đến cả khách hàng ngoài nước.

“Thật không ngờ chỉ với một chiếc điện thoại thông minh và lời giới thiệu chân thật lại thu hút nhiều khách hàng đến thế. Thậm chí, mấy ngày trước, chúng tôi còn nhận được một đơn hàng từ Singapore. Mặc dù số lượng không nhiều (200 thẻ hương), song có thể khẳng định, đây là một hướng đi rất hợp lý và mở ra nhiều cơ hội đối với sản phẩm của cơ sở.

Hiện tại, mỗi ngày, chúng tôi đạt doanh thu khoảng 30 triệu đồng, trong đó hơn 50% là qua hình thức bán trực tuyến” - anh Nguyễn Chí Thành cho biết thêm

Bán online, nhiều “đặc sản” Hương Khê vẫn hấp dẫn khách hàng

Phương pháp quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội bước đầu mang lại nhiều hiệu quả cho cơ sở sản xuất trầm hương Phúc Trạch.

Mặc dù cơ bản đã thu hoạch gần hết sản phẩm, nhưng đặc sản cam Khe Mây hiện vẫn còn một phần để phục vụ thị trường tết Nguyên đán. Ông Đinh Văn Nhâm - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm (xã Hương Đô) cho biết, với đặc thù là sản phẩm tươi nên việc tiêu thụ chịu áp lực về mặt thời gian, nếu chậm có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Trong khi điều kiện hiện tại khó khăn hơn do dịch bệnh, hợp tác xã đã chỉ đạo tất cả 29 xã viên đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu hàng hóa qua mạng internet. Nhờ đó, khối lượng hàng tiêu thụ online cũng có những bước chuyển biến khá, chiếm khoảng 30%. Tính cả vụ, sản phẩm cam bán qua hình thức online của hợp tác xã đạt khoảng 100 tấn.

Bán online, nhiều “đặc sản” Hương Khê vẫn hấp dẫn khách hàng

Ông Đinh Văn Nhâm đóng gói sản phẩm cam để gửi cho khách hàng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

Không chỉ người sản xuất, người tiêu dùng nói chung trong thời điểm hiện nay cũng có tâm lý muốn tránh nơi đông người. Vì vậy, xu hướng sắm tết qua online cũng lớn hơn trước. Đây là lợi thế để các cơ sở sản xuất hàng tết đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến.

Với giải pháp tiêu thụ online, mục tiêu kép vừa đảm bảo sản xuất, kinh doanh và phòng, chống dịch bệnh sẽ được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.
Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 140-1.000 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công thương - Tài chính.
Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Bật tăng

Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Bật tăng

Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Cùng chiều với giá vàng thế giới, vàng trong nước cũng tăng theo với mức tăng 200.000 đồng, hiện ở mức 84,8 triệu đồng/lượng.