Tình trạng gian lận trong sử dụng điện ở Hà Tĩnh đang có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái với 61 vụ, sản lượng truy thu tương đương hơn 407 triệu đồng.
Để phục vụ nhu cầu mua sắm tăng cao của người dân trong dịp cuối năm và tết Nguyên đán, các nhà phân phối tại Hà Tĩnh đã khởi động sớm kế hoạch dự trữ, cung ứng hàng hóa.
Đặc sản cam Hà Tĩnh đang bước vào chính vụ thu hoạch. Năm nay, cam quả to, tròn đều, vị ngọt đậm có giá bán từ 30.000 - 60.000 đồng/kg nên rất được người tiêu dùng yêu thích.
Trước thông tin về những đợt gió mùa đầu tiên ảnh hưởng đến Hà Tĩnh, nhiều cửa hàng, doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn đã nhập về nhiều sản phẩm giữ nhiệt phục vụ thị trường.
Giá gạo tăng và "neo" ở mức cao thời gian qua khiến các cơ sở chế biến sản phẩm từ nguồn nguyên liệu này ở Hà Tĩnh thêm áp lực khi chi phí sản xuất đội lên.
Nhiều loại đồ ăn, bánh kẹo, nước giải khát và cả thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bán tràn lan tại hội chợ thương mại đang diễn ra tại thành phố Hà Tĩnh...
Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn Hà Tĩnh từ đầu năm 2024 đến nay diễn ra sôi động, là điểm sáng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP của tỉnh.
Trong phiên giao dịch sáng 23/10, giá vàng nhẫn tiếp tục lập đỉnh, nhiều cửa hàng vàng bạc tại TP Hà Tĩnh ghi nhận lượng khách hàng đến giao dịch tăng từ 20-30%.
Những gói bánh kẹo màu sắc sặc sỡ không nhãn mác, không thông tin xuất xứ được bày bán gần cổng các trường học tại Hà Tĩnh luôn là mối lo về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhằm mang đến cơ hội mua sắm với giá thành khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, nhiều cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Tĩnh đang áp dụng các chương trình ưu đãi dịp 20/10.
Phát triển thương mại, dịch vụ gắn với ẩm thực chế biến từ nông sản, sản vật của địa phương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH của TP Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh nhiều khó khăn, công tác quản lý, điều hành giá ở Hà Tĩnh cần tiếp tục được thực hiện một cách chủ động và linh hoạt vào những tháng cuối năm.
Thời điểm này, nhiều shop thời trang tại Hà Tĩnh đang tranh thủ xả hàng hè để thu hồi vốn và rục rịch “lên kệ” các mẫu quần áo thu đông, phục vụ khách hàng mua sắm.
Những chiếc iPhone 16 series đầu tiên đã chính thức đến tay người dùng Hà Tĩnh. Tại nhiều cửa hàng, siêu thị điện máy ghi nhận tình trạng “cháy hàng” đối với sản phẩm này.
Lực lượng chức năng đã tổ chức ký cam kết chấp hành quy định trong kinh doanh thương mại với các chủ cơ sở bán bánh kẹo, đồ ăn vặt xung quanh cổng trường học tại TP Hà Tĩnh.
Khách hàng mua xăng, dầu tại các cửa hàng của Petrolimex Hà Tĩnh (thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) với hóa đơn từ 500.000 đồng trở lên sẽ có cơ hội trúng giải thưởng hấp dẫn.
Người dân Hà Tĩnh đã chủ động trang bị vật dụng đi mưa và các dụng cụ đề phòng sự cố do thiên tai khiến thị trường bán lẻ các mặt hàng này khá sôi động.
Giá vàng vượt ngưỡng 8 triệu đồng/chỉ - mức cao nhất từ trước đến nay đã “kéo” hoạt động mua bán mặt hàng kim quý này tại Hà Tĩnh trở nên sôi động sau thời gian dài trầm lắng.
Các ngành chức năng Hà Tĩnh đang chú trọng kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa có sức tiêu thụ cao dịp Tết Trung thu nhằm đảm bảo sức khỏe, quyền lợi cho người tiêu dùng.
Mặc dù siêu bão số 3 dự báo sẽ có ảnh hưởng lớn nhưng tại một số chợ dân sinh, siêu thị ở Hà Tĩnh, hoạt động mua bán vẫn diễn ra bình thường, hàng hoá dồi dào, giá cả ổn định.
Từ 1/9 đến hết 30/11/2024, Chính phủ giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, qua đó góp phần kích cầu thị trường ô tô Hà Tĩnh những tháng cuối năm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 tại Hà Tĩnh tăng 0,55% so với tháng trước, trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng khá mạnh do giá lương thực, thực phẩm tăng.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều người dân, du khách tìm mua các món đặc sản Hà Tĩnh như kẹo cu đơ, bưởi Phúc Trạch, cà muối… để tặng bạn bè, người thân.