Nâng cao công tác quản lý, thực hiện số hóa cây đầu dòng, bảo vệ giống cam ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục quan tâm kỹ thuật chăm sóc cam sau thu hoạch; đẩy mạnh việc thực hiện số hoá trên cây đầu dòng nhằm phân phối nguồn giống chất lượng đến người dân.

Nâng cao công tác quản lý, thực hiện số hóa cây đầu dòng, bảo vệ giống cam ở Hà Tĩnh

Chiều 24/11, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh dẫn đầu đoàn công tác Bộ NN&PTNT đi kiểm tra mô hình sản xuất cam Khe Mây và các cơ sở nhân giống cây ăn quả trên địa bàn huyện Hương Khê. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn tiếp và đi cùng đoàn.

Video: Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá chất lượng cam Hà Tĩnh

Đoàn đã đến kiểm tra mô hình cam Khe Mây của hộ gia đình ông Bùi Xuân Vinh (xã Lộc Yên), kiểm tra cơ sở bảo tồn quỹ gen và nhân giống bưởi Phúc Trạch (xã Phúc Trạch), Trại thực nghiệm và sản xuất giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp Truông Bát (Trung tâm Khuyến nông tỉnh).

Nâng cao công tác quản lý, thực hiện số hóa cây đầu dòng, bảo vệ giống cam ở Hà Tĩnh

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh và đoàn công tác kiểm tra mô hình cam Khe Mây của hộ gia đình ông Bùi Xuân Vinh (xã Lộc Yên)

Theo thống kê, năm 2021, diện tích cam Khe Mây trong toàn huyện Hương Khê ước đạt 2.028 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 1.487 ha; năng suất ước đạt 97 tạ/ha, tổng sản lượng ước đạt hơn 14.000 tấn (đạt 111,3 % so với năm 2020); giá trị sản xuất ước đạt 360 tỷ đồng.

Diện tích cam Khe Mây được phủ rộng ở 21 xã, thị trấn, trong đó tập trung lớn ở địa bàn các xã: Hương Đô, Lộc Yên, Hương Thủy, Hương Giang,… Hiện, chính quyền địa phương và bà con nông dân đang nỗ lực kết nối, tiêu thụ sản phẩm cam đến các thị trường trong và tỉnh.

Nâng cao công tác quản lý, thực hiện số hóa cây đầu dòng, bảo vệ giống cam ở Hà Tĩnh

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh kiểm tra truy xuất nguồn gốc của sản phẩm cam Khe Mây.

Tại buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn thông tin thêm đến Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh về công tác chuyển đổi số nông nghiệp tại Hà Tĩnh, đặc biệt trên sản phẩm cây ăn quả có múi. Đồng thời, báo cáo một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Bộ NN&PTNT quan tâm thiết kế nền tảng vận hành chuyển đổi số xuyên suốt và thiết kế “kiến trúc” chuyển đổi số cấp tỉnh để tạo sự đồng bộ, thông suốt trong quá trình vận hành từ cấp tỉnh đến trung ương.

Nâng cao công tác quản lý, thực hiện số hóa cây đầu dòng, bảo vệ giống cam ở Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn báo cáo với Thứ trưởng Bộ NN&PTNT về công tác chuyển đổi số nông nghiệp và kiến nghị một số nội dung liên quan.

Qua kiểm tra thực tế, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh và đoàn công tác bày tỏ vui mừng khi chất lượng cam của Hà Tĩnh rất tốt, hương vị đậm đà. Điều này cho thấy bà con đã tuân thủ quy trình kỹ thuật trong công tác trồng và chăm sóc cây. Đặc biệt, đại bộ phận người dân đã chú trọng cân đối việc sử dụng phân hữu cơ và phân vô cơ sản xuất khá phù hợp, đảm bảo “sức khoẻ” của vườn cây. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng đã tập trung cao cho công tác bình tuyển giống, chọn ra được bộ giống cây đầu dòng chất lượng.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục quan tâm, hỗ trợ người dân về kỹ thuật chăm bón cây ăn quả sau thu hoạch; có các giải pháp hỗ trợ xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn. Lưu ý, một số diện tích cây ăn quả hiện đã có dấu hiệu thoái hoá, hư hỏng, do đó địa phương và bà con nông dân cần có các biện pháp tái canh phù hợp, nhất là đối với việc xử lý, cải tạo, phục hồi đất, tuân thủ quy trình thâm canh bền vững.

Nâng cao công tác quản lý, thực hiện số hóa cây đầu dòng, bảo vệ giống cam ở Hà Tĩnh

Đoàn thăm Trại thực nghiệm và sản xuất giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp Truông Bát (Trung tâm Khuyến nông tỉnh).

Hà Tĩnh cũng là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuyển đổi số nông nghiệp, do đó, tỉnh cần sớm hình thành các gói kỹ thuật (dữ liệu số) phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng cây trồng để chuyển tải kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác đến các hộ nông dân.

Đồng thời, cần tiếp tục quản lý, thực hiện số hoá cây đầu dòng nhằm phân phối tốt hơn nguồn giống chất lượng đến với người dân.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.