"Biến" đất cằn thành mô hình kinh tế hiệu quả

(Baohatinh.vn) - Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Trần Văn Toàn ở thôn Ngân Kiều (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) còn lan tỏa khát vọng vươn lên, đồng hành cùng bà con vùng biên xây dựng cuộc sống sung túc hơn.

bqbht_br_img-0350-copy.jpg
Vườn cam của anh Trần Văn Toàn xanh mướt, cho thu nhập khá qua từng vụ.

Giữa vùng đất biên cương nắng gió Vũ Quang, anh Trần Văn Toàn ở thôn Ngân Kiều (xã Thọ Điền) được biết đến là một nông dân tiêu biểu, không chỉ bởi nghị lực vượt khó mà còn bởi tư duy đổi mới, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình. Từ bàn tay trắng, với ý chí bền bỉ và sự sáng tạo trong cách làm, anh đã “đánh thức” vùng đồi hoang sỏi đá trở thành vườn cam trĩu quả, mở lối cho nhiều người dân địa phương cùng vươn lên thoát nghèo.

Đây là thành quả không dễ dàng có được, mà là kết tinh của hơn một thập kỷ chăm chỉ cải tạo đất đồi, nghiên cứu giống mới và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Nhớ lại ngày đầu khởi nghiệp, anh Toàn chia sẻ: “Hồi đó gia đình mới ra ở riêng, cuộc sống còn rất chật vật. Khi xã có chủ trương giao đất đồi để trồng cây ăn quả có múi, tôi đánh liều đăng ký nhận hơn 1 ha đất để trồng cam. Không có kinh nghiệm, tôi phải tự học hỏi, đi tham quan mô hình ở các nơi, học từng chút một về giống, kỹ thuật chăm sóc. May mắn là đất không phụ công người”.

bqbht_br_img-0353-copy.jpg
Ngoài trồng cam, anh Toàn còn chú trọng phát triển chăn nuôi để nâng cao thu nhập.

Anh đặc biệt chú trọng trồng cam theo hướng hữu cơ, an toàn và bền vững, hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ đó, năng suất và chất lượng quả ngày càng cao, được thương lái tin tưởng, thu mua tận vườn với giá tốt. Mỗi năm, đồi cam mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập ổn định trên 150 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, khi kinh tế đã vững hơn, anh Toàn tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi. “Tôi nuôi khoảng 30 con lợn thịt và hàng trăm con gà. Cũng phải thử nghiệm nhiều loại thức ăn, cách nuôi mới đúc kết được kinh nghiệm. Trung bình mỗi năm cũng thu về gần 100 triệu đồng từ chăn nuôi” - anh cho biết.

Thấy tiềm năng đất đai còn dồi dào, anh Toàn tìm hiểu thêm các mô hình kinh tế mới, từ đó đưa về mô hình trồng dứa liên kết với doanh nghiệp và nuôi chồn hương. Ban đầu, việc nuôi chồn gặp không ít khó khăn, thậm chí có thời điểm tưởng chừng phải dừng lại. Nhưng bằng sự kiên trì và tinh thần không bỏ cuộc, anh đã từng bước vực dậy mô hình. Hiện, gia đình anh có 0,4 ha dứa và 10 cặp chồn hương đang trong giai đoạn phát triển tốt, hứa hẹn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao trong thời gian tới.

Mô hình trồng dứa liên kết của anh Toàn phát triển tốt.
Mô hình trồng dứa liên kết của anh Toàn phát triển tốt.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Trần Văn Toàn còn là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Ngân Kiều - người luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của địa phương. Anh tích cực tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chia sẻ giống cây, con và kinh nghiệm kỹ thuật cho hội viên.

“Tôi nghĩ khi mình làm được rồi thì phải kéo bà con cùng làm, cùng thoát nghèo. Thấy ai thiếu giống, thiếu kiến thức, tôi đều sẵn sàng giúp. Đến nay, trong thôn đã có 7 hộ trồng dứa và 2 hộ đang phát triển mô hình nuôi chồn” - anh chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, anh Toàn còn thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ cột mốc biên giới cùng lực lượng biên phòng, tham gia ngày công dọn vệ sinh, góp phần xây dựng môi trường nông thôn an toàn, văn minh.

bqbht_br_img-0354-copy.jpg
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Trần Văn Toàn còn là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân gương mẫu của thôn Ngân Kiều.

Ông Trần Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vũ Quang chia sẻ: “Anh Toàn là chi hội trưởng tiêu biểu, dám nghĩ, dám làm và luôn gương mẫu trong các hoạt động hội. Anh không chỉ thành công trong phát triển kinh tế mà còn lan tỏa tinh thần hỗ trợ, chia sẻ trong cộng đồng. Hội Nông dân xã, huyện luôn coi anh là một trong những nhân tố nòng cốt để xây dựng phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao của địa phương”.

Câu chuyện vượt khó và ý chí không ngừng đổi mới của anh Trần Văn Toàn không chỉ là tấm gương sáng cho bà con nông dân xã Thọ Điền mà còn là hình ảnh điển hình của nông dân hiện đại, biết tận dụng cơ hội để thay đổi cuộc sống, góp phần làm giàu cho quê hương vùng biên.

Video: Mô hình kinh tế tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao của anh Trần Văn Toàn.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.