Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

(Baohatinh.vn) - Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.

Sau nhiều năm lăn lộn với nghề xây dựng, cuối năm 2024, anh Nguyễn Quốc Hữu (SN 1980, trú tại thôn 10, xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên) quyết định đầu tư nuôi lươn thương phẩm. Trước đó, anh Hữu có dịp tham quan trang trại lươn Bình An do ông Phạm Ngọc Dung (trú tại xã Thạch Đài, TP Hà Tĩnh) làm chủ. Tại đây, anh được chia sẻ về quy trình kỹ thuật nuôi, kiểm soát chất lượng nuôi và đảm bảo an toàn thực phẩm.

bqbht_br_1-5917.jpg
Mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên tại xã Cẩm Quang có quy mô 25 bể.

Nhận thấy lươn là đặc sản nước ngọt có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, anh Nguyễn Quốc Hữu ấp ủ ý định xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên tại xã Cẩm Quang. Nói là làm, cuối năm 2024, tận dụng nhà xưởng 300m2 bỏ trống của gia đình, anh Hữu chi hơn 1 tỷ đồng đầu tư xây dựng 25 bể composite diện tích 6m2/bể, 3 bể lọc nước cùng dụng cụ nuôi, thức ăn và thả nuôi hơn 10 vạn con giống.

Anh Hữu chia sẻ: “Thời gian đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc chủ động các yếu tố môi trường, nguồn nước, thời tiết để theo dõi sức khoẻ, kiểm tra tốc độ tăng trưởng của lươn còn hạn chế. Sau 1 - 2 tháng, nhờ học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình hiệu quả trên địa bàn tỉnh, được Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh khảo sát, hướng dẫn và hỗ trợ thêm về kỹ thuật, tôi bắt đầu quen với việc chăm sóc lươn hằng ngày, điều chỉnh thức ăn và các chất bổ sung phù hợp. Nhờ đó, lươn phát triển tốt, không bị dịch bệnh”.

bqbht_br_4-8945.jpg
bqbht_br_3-9034.jpg
Sau 4 tháng, lươn phát triển tốt, lươn đã đạt kích cỡ 100-130 con/kg.

Sau khi thả nuôi được hơn 4 tháng, lươn đã đạt kích cỡ 100-130 con/kg, tỷ lệ sống đạt trên 95%. “Mỗi ngày, tôi thay nước sạch và cho lươn ăn 2 lần. Để đảm bảo lươn phát triển tốt, mức nước cần duy trì ở mức 35 - 40 cm, nhiệt độ nước mới và nước cũ không chênh lệch quá 3 độ C, tránh lươn bị sốc nhiệt. Bên cạnh duy trì thức ăn cám viên hằng ngày, tôi sẽ bổ sung thêm men tiêu hoá, vitamin C… định kỳ nhằm tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho lươn” - anh Hữu cho biết.

bqbht_br_5-6866.jpg
Anh Nguyễn Quốc Hữu (bên phải) trao đổi về kỹ thuật chăm sóc lươn trong từng giai đoạn phát triển.

Cũng theo anh Hữu, mô hình nuôi lươn không bùn có đặc thù không cần quá nhiều công chăm sóc, không tốn nhiều diện tích. Ngoài các phần việc hằng ngày, anh Hữu còn có thể tranh thủ các công việc thời vụ khác nhằm nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, giá lươn thương phẩm thường xuyên duy trì ở ngưỡng ổn định (từ 120.000 – 140.000 đồng/kg), nhiều đơn vị kết nối tiêu thụ nên không cần lo lắng về đầu ra.

Theo tính toán của anh Hữu, sau 10 - 12 tháng thả nuôi, toàn bộ số lươn sẽ đạt kích thước thương phẩm, khoảng 3 - 5 con/kg, dự kiến thu hoạch từ 15 - 17 tấn lươn, doanh thu gần 2 tỷ đồng. Chia sẻ về kế hoạch trong thời gian tới, anh Nguyễn Quốc Hữu cho biết: “Đây là lứa nuôi đầu tiên với kinh nghiệm chưa nhiều, nếu thuận lợi, sau khi tái thả, tôi sẽ tiếp tục đầu tư thêm máy móc, thuê nhân công để nhân rộng mô hình, phát triển kinh tế”.

bqbht_br_2-6493.jpg
Người dân đến tham quan mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên tại Cẩm Quang.

Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu là mô hình đầu tiên được xây dựng trên địa bàn xã Cẩm Quang. Qua theo dõi, đây là hình thức chăn nuôi nhiều triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, không gây ô nhiễm môi trường. Thời gian tới, Hội Nông dân xã Cẩm Quang sẽ tổ chức cho các hội viên trên địa bàn tham quan, học hỏi kỹ thuật nuôi để nhân rộng mô hình, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Tuyết - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Quang

Video: Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.