(Baohatinh.vn) - Chính quyền địa phương và các lực lượng ở huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tập trung lực lượng đẩy bèo ra khỏi ruộng lúa đang chuẩn bị thu hoạch, đồng thời hỗ trợ người dân đưa lúa đi phơi sấy.
Do ảnh hưởng của các trận mưa đêm 24 sáng 25/5, trên địa bàn toàn tỉnh có mưa rất to, riêng ở huyện Kỳ Anh có lượng mưa gần 400mm, gây ngập lụt nhiều địa phương trong toàn huyện, thiệt hại nhiều diện tích hoa màu và lúa đang chuẩn bị thu hoạch. Tại xã Kỳ Phong, lượng mưa đo được 380mm, gây ngập lụt 115ha lúa. Do mưa lớn đã đẩy một lượng bèo lớn ở các sông trên địa bàn về lấp gần 50ha lúa của người dân ở các thôn: Trung Phong, Thượng Phong và Hà Phong. Tranh thủ mực nước đang cao, chính quyền địa phương đã huy động các tổ chức đoàn thể, người dân các thôn đẩy bèo ra khỏi ruộng, cứu lúa. Chủ tịch UBND xã Kỳ Phong Võ Tiến Sửu cho biết: “Do lượng bèo trôi về quá lớn lấp hết các ruộng lúa nên chúng tôi đã huy động tối đa lực lượng, người dân chuẩn bị dụng cụ để đẩy bèo ra khỏi ruộng. Sau đó, chúng tôi sẽ thuê máy múc bèo lên khỏi vùng nước để tránh bèo tiếp tục trôi dạt xuống ruộng lúa khi có mưa to, nước sông dâng lên”.
Tại huyện Cẩm Xuyên, mưa lớn cũng đã gây thiệt hại lớn cho người dân. Huyện đã nhanh chóng huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 841, Ban CHQS huyện cùng với lực lượng dân quân tại các xã để hỗ trợ bà con bốc dỡ, vận chuyển lúa ướt đến nơi cao ráo và phơi sấy.
Mục tiêu cao nhất lúc này là giảm thiểu thiệt hại, giúp người dân vớt vát thành quả lao động và nhanh chóng ổn định cuộc sống sau thiên tai.
Bà Nguyễn Thị Lan (thôn Mỹ Phú, xã Cẩm Mỹ) không giấu được sự xúc động: "Gia đình tôi có gần 2 tấn lúa vừa gặt xong thì lũ tràn về. Nước ngập hết sân, lúa ướt sũng, tôi lo mất trắng cả vụ. May có các chú bộ đội, chính quyền địa phương đến giúp hỗ trợ đi sấy, gia đình cũng đỡ lo hơn rất nhiều".
Được biết, mưa lũ từ chiều qua đến rạng sáng ngày 25/5 đã khiến hơn 1.800 tấn lúa xuân vừa thu hoạch của bà con Cẩm Xuyên bị ngấm nước hoàn toàn. Đây không chỉ là con số thiệt hại về sản lượng mà còn là nỗi lo canh cánh của người dân về nguy cơ mất trắng vụ mùa.
Các lực lượng của Trung đoàn 841 cùng với dân quân các xã cũng đã chia thành các hướng, đến từng hộ dân bị ngập nặng, ưu tiên hỗ trợ các gia đình neo đơn, gia đình bị thiệt hại nặng nề di dời tài sản, kê kích đồ dùng thiết yếu, xử lý lúa bị ngập nước và tổng dọn vệ sinh, nạo vét bùn đất. Ảnh Xuân Liệu
Chúng tôi đang dồn toàn lực, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để hỗ trợ người dân phơi sấy lúa, tiêu thụ, hạn chế tối đa thiệt hại. Huyện cũng đang tìm kiếm các giải pháp dài hạn để giúp bà con chủ động hơn trước những diễn biến phức tạp của thời tiết.
Việc bố trí nguồn lực để khắc phục tình trạng bồi lắng tại Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ và Cảng cá Xuân Hội (Hà Tĩnh) là yêu cầu cấp thiết để giúp ngư dân yên tâm vươn khơi.
Sau hơn 14 tháng xuống giống, mô hình trồng dứa liên kết tại xã Kỳ Hoa (Hà Tĩnh) đã cho thu hoạch lứa đầu tiên với năng suất khá, đem lại nhiều triển vọng về phát triển kinh tế.
Hiện tại, mực nước các hồ chứa lớn ở Hà Tĩnh đang ở mức trung bình. Tuy nhiên, các địa phương, đơn vị quản lý hồ chứa đã chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.
Hàng trăm tàu thuyền của ngư dân Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận đã vào các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão trên địa bàn tỉnh để đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của bão số 3.
Theo số liệu thống kê từ Sở Nông nghiệp và Môi trường, vụ hè thu năm 2025, Hà Tĩnh có hơn 13.000 ha trên tổng số 60.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất.
Hoạt động mua bán gia súc nhiễm bệnh đe dọa trực tiếp đến vấn đề an toàn thực phẩm, sức khỏe cộng đồng và đang đặt ra thách thức lớn đối với công tác phòng, chống dịch tại Hà Tĩnh.
Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được các cơ quan, đơn vị ứng dụng hiệu quả trong dự báo, cảnh báo thiên tai, trở thành những công cụ đắc lực “gác cổng” thiên tai ở Hà Tĩnh.
Qúa trình phun thuốc phòng trực dịch bệnh, một lượng lớn bao bì thuốc bảo vệ thực vật bị vứt bừa bãi tại các bờ ruộng, kênh mương ở Hà Tĩnh gây nên tình trạng ô nhiễm đồng ruộng.
Thời gian gần đây, lạch Cửa Khẩu (phường Hải Ninh, Hà Tĩnh) xảy ra tình trạng bồi lắng khiến tàu thuyền của ngư dân gặp khó khăn trong hoạt động nghề cá.
Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Sâu bệnh gây hại trên lúa hè thu tại Hà Tĩnh đang diễn biến phức tạp, ngành chuyên môn khuyến cáo các địa phương chủ động theo dõi, phòng trừ kịp thời để bảo vệ năng suất vụ hè thu.
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm và các địa phương ở Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành xây dựng, phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, tạo sản phẩm sạch, an toàn, cung cấp thị trường.
Đưa giống ổi lê Thái Lan vào trồng, anh Đặng Văn Cường (phường Trần Phú, Hà Tĩnh) đã phủ xanh hơn 3 ha đất bỏ hoang, áp dụng canh tác hữu cơ để tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao.
Công ty Quế Lâm và các xã, phường ở Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đồng hành phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị, đưa nông nghiệp Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Sau hơn 10 ngày ra quân, đến thời điểm này, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 trên địa bàn Hà Tĩnh đã thu được kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu, tiến độ đề ra.
3 năm nay, bờ sông Ngàn Sâu đoạn qua địa bàn thôn 2 Văn Giang, xã Mai Hoa, tỉnh Hà Tĩnh bị sạt lở nghiêm trọng, làm đảo lộn cuộc sống và sản xuất thường ngày của người dân.
Lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Tĩnh, châu chấu tre lưng vàng đang gây hại nặng trên nhiều loại cây trồng. Ngành chuyên môn cảnh báo nguy cơ lan rộng và đề nghị các địa phương tập trung khoanh vùng, xử lý sớm.
Hành tăm rớt giá từ 16 - 20 nghìn/kg lại vắng bóng thương lái khiến bà con nông dân ở các xã: Tiên Điền, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đứng ngồi không yên, lo lắng một vụ mùa thất bát.
Hà Tĩnh đã trồng được hơn 1.200 ha cây thiên niên kiện, tập trung tại các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng, Sơn Tây. Trong đó, Sơn Kim 1 trồng nhiều nhất với gần 600 ha.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xã Thạch Khê kiểm tra, xác minh, làm rõ vụ việc Báo Hà Tĩnh nêu.