Lúa Quế Lâm gặt "mùa vàng" trên đồng ruộng Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh cho năng suất ổn định, hiệu quả kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Trong bối cảnh nông nghiệp đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng an toàn, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, Hà Tĩnh đã và đang từng bước khẳng định hướng đi mới bằng việc mở rộng mô hình sản xuất lúa hữu cơ và theo hướng hữu cơ. Nhiều địa phương đã chủ động liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất, áp dụng đồng bộ từ khâu giống, phân bón đến tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả rõ nét cả về kinh tế và môi trường.

bqbht_br_z6630101901158-0761b9718f3ae5f18e57aac7bb4cf5cb.jpg
Mô hình sản xuất lúa hữu cơ liên kết giữa người dân và Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm tại huyện Can Lộc.

Tại thôn Tân Thượng (xã Thiên Lộc, Can Lộc), mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ liên kết với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Thừa Thiên - Huế) đã mang lại “mùa vàng” thực sự cho bà con. Với năng suất đạt trên 3,2 tạ/sào, giá bán 7.500 đồng/kg, người nông dân không chỉ có thu nhập ổn định mà còn yên tâm sử dụng sản phẩm sạch, an toàn.

Ông Đặng Phúc Tùng (thôn Tân Thượng, xã Thiên Lộc, Can Lộc) chia sẻ: “Tôi có gần 1 mẫu tham gia mô hình. Lần đầu tiên sản xuất theo hướng hữu cơ, gia đình tôi gặp không ít bỡ ngỡ vì phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật, không dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ được tập huấn bài bản và sự đồng hành của cán bộ kỹ thuật, vụ mùa vừa rồi thành công ngoài mong đợi”.

bqbht_br_img-3705-5281.jpg
Bà con nông dân thôn Ngụ Quế đón "mùa vàng".

Vụ xuân 2025 là vụ thứ 3, bà con nông dân thôn Ngụ Quế (xã Cẩm Vịnh, TP Hà Tĩnh) sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Năng suất ghi nhận trên đồng ruộng đạt hơn 2,7 tạ/sào. Điều bà con phấn khởi nhất là môi trường sản xuất an toàn, sử dụng hoàn toàn phân bón và các chế phẩm sinh học, hữu cơ. Đất đai và môi trường được cải tạo và được doanh nghiệp thu mua với giá cao.

Tại xã Xuân Lam (Nghi Xuân), HTX Nông nghiệp Thống Nhất Xuân Lam cũng đang hợp tác với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm để triển khai mô hình sản xuất lúa DT39 theo hướng hữu cơ vụ xuân 2025 trên diện tích 12 ha. Theo hình thức liên kết chuỗi, doanh nghiệp cung cấp toàn bộ vật tư đầu vào gồm giống lúa, phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

1-8410.jpg
Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ ở huyện Nghi Xuân liên kết với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đạt năng suất 6 tấn/ha.

Ông Nguyễn Văn Chiến - Giám đốc HTX Nông nghiệp Thống Nhất Xuân Lam cho biết: “Lúa đẻ nhánh khỏe, kháng sâu bệnh tốt, bông dài, nhiều hạt. Vụ xuân này, năng suất đạt 6 tấn/ha, giá bán lúa khô 8.500 đồng/kg. Mức thu nhập từ lúa hữu cơ cao hơn rõ rệt so với canh tác truyền thống. Đặc biệt, điều kiện sinh thái đồng ruộng cũng từng bước được phục hồi, cân bằng hơn. HTX dự kiến tiếp tục mở rộng diện tích liên kết trong vụ hè thu tới”.

Không chỉ dừng ở sản xuất lúa đơn thuần, Hà Tĩnh còn triển khai nhiều mô hình kết hợp canh tác hữu cơ gắn với phát triển hệ sinh thái. Tiêu biểu là mô hình “Sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi theo hướng hữu cơ” tại thôn Đậu Giang (xã Kỳ Khang, Kỳ Anh). Đây là vùng thấp trũng ven kênh Nhà Lê, trước đây từng có nhiều rươi tự nhiên nhưng bị mai một do việc sử dụng hóa chất trong canh tác. Sau 3 năm triển khai mô hình liên kết với công ty, sử dụng phương pháp sản xuất hoàn toàn hữu cơ không chỉ giúp tăng năng suất lúa lên 55 tạ/ha mà hệ sinh thái đồng ruộng cũng dần hồi phục. Rươi và các sinh vật bản địa như cua đồng, cá ruộng bắt đầu quay trở lại.

bqbht_br_img-3674.jpg
Nông dân thu hoạch lúa liên kết với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm.

Theo phòng NN&MT huyện Kỳ Anh, sản xuất theo hướng hữu cơ không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe mà còn góp phần khôi phục môi trường sinh thái, từng bước xây dựng nền nông nghiệp có trách nhiệm. Huyện đang định hướng tiếp tục mở rộng các mô hình liên kết, hình thành chuỗi sản xuất chế biến - tiêu thụ khép kín, gắn lợi ích của người dân với doanh nghiệp và môi trường.

Hiện nay, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đã đẩy mạnh hợp tác với 6 địa phương gồm các huyện: Can Lộc, Hương Sơn, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Nghi Xuân và Đức Thọ. Tổng diện tích canh tác lúa theo hướng hữu cơ do doanh nghiệp này liên kết hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật đạt trên 500 ha, trong đó hơn 100 ha được thực hiện theo mô hình chuỗi giá trị khép kín. Bằng việc cung cấp giống, phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học và bao tiêu đầu ra, doanh nghiệp chú trọng đồng hành cùng địa phương và nông dân trên hành trình sản xuất sạch.

bqbht_br_z6630097919621-d106c0e7be9f19f984ec7cd81d433ce2.jpg
Những cánh đồng lúa trĩu bông tại xã Tân Mỹ Hà (Hương Sơn).

Ông Ngô Ngọc Hoan - Giám đốc phụ trách Chi nhánh Hà Tĩnh của Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm chia sẻ: “Sau mỗi vụ mùa, những cánh đồng canh tác theo hướng hữu cơ gắn với giá trị của Quế Lâm không chỉ trở nên màu mỡ hơn, mà còn là môi trường sống lý tưởng cho các loài sinh vật sinh sôi, phát triển. Công ty sẽ tiếp tục chú trọng phối hợp thúc đẩy ứng dụng khoa học, chuyển giao kinh nghiệm sản xuất trong các hộ/HTX/tổ hợp tác nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa và bảo vệ môi trường sinh thái tại Hà Tĩnh”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),