Cán bộ trạm y tế kiêm công tác dân số ở Hà Tĩnh: Nỗi lo người trong cuộc

(Baohatinh.vn) - Ngành Dân số Hà Tĩnh đang triển khai chuyển chức năng, nhiệm vụ công tác DS/KHHGĐ từ UBND cấp xã về trạm y tế và bố trí người thực hiện nhóm nhiệm vụ y tế, dân số, gia đình. Điều đó đồng nghĩa, ở 262 xã, phường có sự thay đổi cán bộ dân số. Việc sắp xếp con người mới phù hợp với nhiệm vụ này đang hết sức khó khăn.

Cán bộ trạm y tế kiêm công tác dân số ở Hà Tĩnh: Nỗi lo người trong cuộc

Những ngày này, Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh đang mở các lớp tập huấn về công tác dân số cho viên chức trạm y tế trên địa bàn toàn tỉnh

Những ngày này, Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh đang gấp rút mở các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ dân số mới trên địa bàn toàn tỉnh. Bằng phương pháp giảng dạy lý thuyết kết hợp với thực hành, đội ngũ cán bộ dân số mới đã được cung cấp các kiến thức cơ bản về dân số phát triển, DS/KHHGĐ, phương pháp truyền thông vận động, chế độ thống kê, báo cáo… Thế nhưng, với những cán bộ dân số mới, đây được xem là lớp học “vỡ lòng” về lĩnh vực này.

Chị Trần Thị Hồng Thắm - y sỹ sản nhi Trạm Y tế phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Mấy hôm nay được tập huấn về nghiệp vụ công tác dân số nhưng mọi cái quá mới mẻ, chúng tôi vẫn còn hết sức mơ hồ. Thêm vào đó, tôi vốn ở địa bàn khác mới được tăng cường về trạm nên vẫn còn lạ lẫm với địa bàn với người dân, việc làm quen sẽ phải mất cả quá trình. Việc thực hiện thêm trọng trách mới này sẽ hết sức khó khăn”.

Cán bộ trạm y tế kiêm công tác dân số ở Hà Tĩnh: Nỗi lo người trong cuộc

Ngoài việc học lý thuyết, các cán bộ kiêm nhiệm vụ dân số cũng được trải nghiệm qua phần thực hành về công tác điều tra dân số, tuyên truyền các chính sách DS/KHHGĐ

Trong tổng số 262 cán bộ trạm y tế được giao kiêm nhiệm thêm công tác dân số có khoảng 90% là nữ hộ sinh và tất cả các chị chưa từng tiếp cận với công tác dân số. Ngoài nỗi lo khi chưa có kinh nghiệm, chưa có kỹ năng và chưa hề hiểu về công việc mình đảm nhiệm, nhiều người cũng canh cánh nỗi lo công việc mới sẽ khiến mình không kham nổi.

Chị Đào Thị Huệ - nữ hộ sinh Trạm Y tế xã Vượng Lộc (Can Lộc) cho biết: “Nữ hộ sinh vốn đã có rất nhiều đầu việc từ các chương trình như: Chăm sóc sức khỏe phụ nữ trong độ tuổi mang thai, công tác dinh dưỡng, vitamin A, tẩy giun, rồi còn kiêm luôn công tác thủ quỹ, đã thế nay còn đảm nhiệm thêm công tác DS/KHHGĐ. Dù tôi có lợi thế sinh sống trên địa bàn, đã quen với người dân ở từng thôn xóm, nhưng ở một xã có địa bàn rộng với hơn 8.000 dân, tôi thấy công việc của mình quá nặng gánh và khó có thể hoàn thành tốt được”.

Cán bộ trạm y tế kiêm công tác dân số ở Hà Tĩnh: Nỗi lo người trong cuộc

Các học viên cũng đã có những giờ phút thảo luận sôi nổi về tình huống chuyên môn nghiệp vụ mà lớp học đưa ra

Hướng dẫn số 4142/UBND-VX ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 94/2018/NQ-HĐND tỉnh có nêu rõ: Bố trí số lượng viên chức ở trạm y tế làm công tác DS/KHHGĐ phải phù hợp, đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định và bố trí ổn định người thực hiện nhóm nhiệm vụ 1 (nhiệm vụ y tế, dân số, gia đình). Theo ý kiến của những người làm công tác chuyên môn, việc bố trí viên chức làm công tác DS/KHHGĐ phù hợp được hiểu là những người có độ tuổi phù hợp, không vi phạm chính sách DS/KHHGĐ, ưu tiên người địa phương, nhiệt tình, có năng lực…

Thế nhưng, thực tế cho thấy ở nhiều nơi, việc bố trí cán bộ kiêm nhiệm công tác dân số vẫn chưa thực sự phù hợp. Nhiều viên chức trạm y tế khi được giao kiêm nhiệm công tác dân số vẫn hết sức băn khoăn về độ tuổi của mình.

Chị Lương Thị Nhỏ - nữ hộ sinh Trạm Y tế xã Tiến Lộc (Can Lộc) trao đổi: “Dù làm nhiệm vụ ở trạm y tế xã nhưng nhà tôi ở Tùng Lộc nên việc đi sâu, đi sát địa bàn hết sức hạn chế. Đó là chưa kể tôi sinh năm 1968, năm nay cũng sắp đến tuổi về hưu nên để tiếp cận thêm nhiệm vụ mới hết sức khó khăn. Tuổi cao, việc ứng dụng công nghệ thông tin với tôi cũng hạn chế, trong khi công tác dân số đòi hỏi mọi số liệu, sổ sách, biến động hầu như đều cập nhật, thao tác trên máy…”. Cùng tâm sự như chị Nhỏ, nhiều nữ hộ sinh cũng bày tỏ sự băn khoăn của mình khi có người chỉ vài năm nữa về hưu, thậm chí có người chỉ còn 18 tháng, nhưng vẫn được chỉ định tiếp cận và kiêm nhiệm thêm công việc mới.

Quá trình chuyển chức năng, nhiệm vụ công tác DS/KHHGĐ từ UBND cấp xã về trạm y tế dẫu đã hoàn tất nhưng vẫn cần rất nhiều thời gian để đội ngũ viên chức được giao nhiệm vụ này tiếp cận, làm quen với công việc mới.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.