Cần gỡ “nút thắt” để bệnh viện tuyến tỉnh hỗ trợ tuyến huyện

(Baohatinh.vn) - Đề án 1816 của Bộ Y tế “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (KCB) tại Hà Tĩnh vẫn còn những “nút thắt” cần được tháo gỡ.

Cần gỡ “nút thắt” để bệnh viện tuyến tỉnh hỗ trợ tuyến huyện

Từ Đề án 1816, BVĐK Hà Tĩnh đã tiếp nhận nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu và đã triển khai thường quy tại bệnh viện

Hưởng lợi lớn từ các bệnh viện Trung ương

Đề án 1816 là một chủ trương đúng, đáp ứng được nguyện vọng của y tế tuyến dưới về hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng KCB. Tuy nhiên, để thực tiễn hóa còn rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về nguồn nhân lực thực hiện chuyển giao kỹ thuật và điều kiện đáp ứng của cơ sở tiếp nhận. Nắm bắt được vấn đề này, năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5060 quy định một số nội dung về đào tạo chuyển giao kỹ thuật theo gói dịch vụ.

Bác sỹ Lê Ngọc Thắng - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến BVĐK Hà Tĩnh cho biết: Từ khi Bộ Y tế ban hành Quyết định 5060 đã mang lại hiệu quả rõ nét. Thay vì các bác sỹ tuyến trên về tại bệnh viện tỉnh để chuyển giao như trước đây, đơn vị chuyển giao và đơn vị tiếp nhận cùng trao đổi, khảo sát nhu cầu, điều kiện và chọn các gói dịch vụ chuyển giao.

Mỗi năm, BVĐK Hà Tĩnh tiếp nhận trên 10 gói kỹ thuật với nhiều lĩnh vực như: Hồi sức cấp cứu, nhi, sản khoa, chấn thương, nội, tim mạch… từ các bệnh viện: Việt Đức, Bạch Mai, Nội tiết Trung ương, Trung ương Huế… Các kỹ thuật chuyên sâu từ các bệnh viện Trung ương đã được triển khai thường quy tại bệnh viện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc phát triển các kỹ thuật chuyên sâu và nâng cao chất lượng phục vụ

Cần gỡ “nút thắt” để bệnh viện tuyến tỉnh hỗ trợ tuyến huyện

Các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

Nhiều kỹ thuật chuyên sâu như: Phẫu thuật lõm lồng ngực bẩm sinh, chăm sóc lạnh vết thương bỏng; các kỹ thuật về chuyên khoa tim mạch, sản, chấn thương… đã được chuyển giao thành công.

Cần gỡ “nút thắt” chuyển giao kỹ thuật tuyến huyện

Việc thực hiện nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện tuyến huyện theo Đề án 1816 của BVĐK Hà Tĩnh còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân lớn nhất là do việc thực hiện tại địa phương vẫn còn theo đề án ban đầu (cử cán bộ luân phiên về tuyến dưới) chứ chưa có sự tháo gỡ như Quyết định 5060 dành cho các bệnh viện tuyến Trung ương.

Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến BVĐK tỉnh Lê Ngọc Thắng bày tỏ: Bệnh viện đã được nâng lên quy mô 800 giường bệnh nhưng nguồn nhân lực vẫn còn ở quy mô 500 giường bệnh vì tỉnh vẫn chưa phê duyệt đề án nhân sự của bệnh viện. Vì vậy, mỗi bác sỹ tại bệnh viện thường phải làm việc gần bằng 200% công suất. Do quá tải nên việc bố trí bác sỹ về tại các bệnh viện tuyến dưới còn rất khó khăn.

Hơn nữa, trước đây, bệnh viện cũng đã cử bác sỹ về bệnh viện tuyến huyện để chuyển giao nhưng hiệu quả không được như mong muốn. Nguyên nhân do điều kiện cơ sở tiếp nhận chưa đáp ứng được. Năm 2017, Sở Y tế đã bố trí nguồn kinh phí 500 triệu đồng cho BVĐK tỉnh thực hiện đề án nhưng không thể giải ngân.

Cần gỡ “nút thắt” để bệnh viện tuyến tỉnh hỗ trợ tuyến huyện

Việc đào tạo và chuyển giao kỹ thuật theo cho các bệnh viện tuyến huyện còn gặp nhiều khó khăn

Để thực hiện đề án phù hợp với thực tiễn, đầu năm 2018, BVĐK Hà Tĩnh đã mạnh dạn triển khai với hình thức 2 pha. Pha 1 là các học viên bệnh viện tuyến huyện có nhu cầu đăng ký lên đào tạo, chuyển giao và học việc tại bệnh viện tỉnh. Còn pha 2, sau khi các học viên hoàn thành khóa học, bệnh viện tỉnh có nhiệm vụ hỗ trợ triển khai kỹ thuật tại đơn vị và duy trì tính bền vững để phục vụ bệnh nhân.

Đến nay, bệnh viện đã đào tạo được 25 học viên đến từ các bệnh viện Lộc Hà, Can Lộc, Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, Đức Thọ, Hương Khê… với nhiều gói kỹ thuật. Hiện bệnh viện sắp hoàn thành việc hỗ trợ các bệnh viện làm chủ kỹ thuật sau khi đào tạo.

“Mục đích cuối cùng của Đề án 1816 là hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật để tuyến dưới làm chủ được kỹ thuật, giúp bệnh nhân không phải chuyển tuyến. Để đạt được mục tiêu cao nhất thì nên phân bổ kinh phí theo hình thức gói kỹ thuật và giảm thiểu thủ tục hành chính gây phiền hà cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Nếu gỡ được “nút thắt” hiện nay theo hướng này, chúng tôi đảm bảo số gói dịch vụ kỹ thuật được chuyển giao cho các bệnh viện tuyến dưới sẽ được tăng lên rất nhiều…” - Trưởng phòng chỉ đạo tuyến BVĐK tỉnh Lê Ngọc Thắng khẳng định.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.