Cần phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ trong nghị quyết về khắc phục hậu quả mưa lũ

(Baohatinh.vn) - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh, nghị quyết về khắc phục hậu quả mưa lũ cần chú trọng các giải pháp về nạo vét sông, khơi thông cống rãnh, làm mới hệ thống cầu, cống…

Cần phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ trong nghị quyết về khắc phục hậu quả mưa lũ

Chiều nay (6/11), dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp nghe, cho ý kiến ban hành nghị quyết về một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách khắc phục hậu quả lũ lụt trên địa bàn tỉnh.

Ủy viên BCH Trung ương Đảng – Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn; Phó Bí thư – Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam và các sở, ban, ngành, địa phương cùng dự.

Ước tính thiệt hại mưa lũ từ 15-21/10 hơn 5.327 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt, tháng 10/2020, Hà Tĩnh liên tiếp chịu ảnh hưởng của 2 đợt mưa, lũ lớn kéo dài làm thiệt hại hết sức nặng nề đến đời sống dân sinh, cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Cần phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ trong nghị quyết về khắc phục hậu quả mưa lũ

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn báo cáo tình hình thiên tai và thiệt hại do mưa lũ gây ra thời gian qua.

Theo đó, mưa lũ từ 15/10 đến 21/10 làm 6 người chết, 52.604 hộ dân bị ảnh hưởng, 41.128 nhà bị ngập từ 0,5-3m. Nhiều cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông, cơ sở giáo dục, văn hóa, y tế, máy móc, thiết bị, nhà kho phân xưởng... thiệt hại nghiêm trọng.

Về nông nghiệp, hơn 550 ha lúa; 2.980 ha diện tích rau màu; 590 ha cây trồng lâu năm; 1.671 ha cây trồng hằng năm... bị hư hỏng. Hơn 269 tấn hạt giống, 16.959 tấn lương thực, hàng ngàn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi... Ước tính thiệt hại hơn 5.327 tỷ đồng.

Đợt mưa lũ từ 28/10 đến 1/11 khiến 46 xã của 7 huyện với 8.317 hộ dân bị ngập. Mưa và lốc xoáy khiến 92 nhà bị hư hỏng. Nhiều tuyến đường, công trình thủy lợi, diện tích cây ăn quả, rau màu, thủy hải sản... thiệt hại nặng.

Cần phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ trong nghị quyết về khắc phục hậu quả mưa lũ

Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Trần Việt Hà: Cần bổ sung giải pháp huy động nguồn vốn nạo vét, gia cố các tuyến sông, bổ sung giải pháp về mạng lưới thông tin liên lạc đồng bộ từ huyện đến xã...

Trước diễn biến thất thường của thiên tai, cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị đã chủ động xây dựng kế hoạch, phát huy sức mạnh toàn dân, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trên từng địa phương.

Cùng với sự giúp đỡ thiết thực, kịp thời của Trung ương, các tỉnh, thành, lực lượng vũ trang Quân khu 4, các doanh nghiệp, sự đồng cảm, ủng hộ về vật chất, tinh thần của đồng bào cả nước, kiều bào nước ngoài, các tổ chức quốc tế... đã phần nào giảm thiểu, khắc phục các thiệt hại.

Cần phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ trong nghị quyết về khắc phục hậu quả mưa lũ

Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh Trịnh Văn Ngọc: TP Hà Tĩnh, Thạch Hà nằm ở vùng hạ du Kẻ Gỗ, do đó cần xây dựng kịch bản các mức độ xả lũ để chính quyền các địa phương chủ động.

Theo dự thảo, nghị quyết về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ xác định mục tiêu: tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị dồn sức giúp Nhân dân nhanh chóng ổn định đời sống; đảm bảo 100% gia đình bị thiệt hại về nhà ở đều có chỗ ở an toàn; hoàn thành sớm công tác tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường; không để xảy ra dịch bệnh sau thiên tai; phấn đấu trong năm 2021, 100% hộ dân có nhà bị đổ sập, hư hỏng nặng do mưa lũ được hỗ trợ xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa kiên cố; khôi phục, sửa chữa kịp thời kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu như thông tin liên lạc, điện lực, giao thông, thuỷ lợi, phục vụ sản xuất, dân sinh...

Cần phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ trong nghị quyết về khắc phục hậu quả mưa lũ

Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt: Nghị quyết cần làm rõ nội dung tập trung khắc phục hậu quả năm 2020 và định hướng những năm tiếp theo.

Các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả mưa lũ đề ra là: khẩn trương tổng hợp, đánh giá thiệt hại do lũ lụt gây ra, đảm bảo khách quan, chính xác để làm cơ sở cho việc phân bổ nguồn lực, thực hiện cứu trợ, chính sách hỗ trợ;

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy hiệu quả vai trò các cơ quan thống tấn, báo chí, mạng xã hội trong việc cung cấp thông tin chính thống đến với người dân; tập trung nguồn lực, huy động sức mạnh của cả cộng đồng, lực lượng vũ trang, tổ chức đoàn thể giúp Nhân dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống; đánh giá đúng thực trạng và phân loại các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội bị hư hỏng.

Cùng với đó, đề ra chính sách, huy động nguồn lực, sức lao động của Nhân dân, nguồn lực của doanh nghiệp, các tổ chức, nhà hảo tâm để hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố cho Nhân dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo bình ổn giá cả thị trường...

Cần phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ trong nghị quyết về khắc phục hậu quả mưa lũ

Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đình Hòa – Phó Giám đốc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam: Các giải pháp có thể thực hiện để tăng khả năng thoát lũ, giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du như: nạo vét, mở rộng các hệ thống sông, kênh; rà soát, đảm bảo an toàn cho hồ Kẻ Gỗ; xem xét, cân nhắc nâng cao dung tích của hồ Kẻ Gỗ… Về vấn đề ngập lụt trong thành phố Hà Tĩnh, cần giải quyết song song với giảm thiểu ngập lụt cho vùng hạ du.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tham gia góp ý về nội dung, bố cục để hoàn thiện dự thảo nghị quyết, trong đó, tập trung vào các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm về công tác phòng ngừa, ứng cứu và khắc phục thiệt hại của mưa lũ.

Cần phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ trong nghị quyết về khắc phục hậu quả mưa lũ

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy – Giám đốc Sở Tài chính Hà Văn Trọng: Phần giải pháp trọng tâm, cấp bách cần sắp xếp theo từng nhóm vấn đề và theo thứ tự ưu tiên.

Cần phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ trong nghị quyết về khắc phục hậu quả mưa lũ

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Văn Hùng: Cần đánh giá thêm về ảnh hưởng của bão và đánh giá trong thời gian dài, không chỉ trong đợt vừa qua; đánh giá thêm về hạn chế, bất cập; có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể theo 3 hướng: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục.

Cần phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ trong nghị quyết về khắc phục hậu quả mưa lũ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hồng Hải: Việc ban hành nghị quyết là kịp thời, cần thiết, song cần đánh giá rõ hơn về các nguyên nhân gây ngập lụt.

Cần phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ trong nghị quyết về khắc phục hậu quả mưa lũ

Nghị quyết cần làm rõ được phần hạn chế, tồn tại trong phòng chống thiên tai. Trong đó, bổ sung hạn chế về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ý thức người dân trong công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai bão lụt. Nghị quyết đánh giá thiên tai bão lụt trong thời gian vừa qua và đề ra những giải pháp cấp bách, trọng tâm; còn để đánh giá tình hình dài hơi cần có đề án.

Phó Bí thư – Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng
Cần phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ trong nghị quyết về khắc phục hậu quả mưa lũ

Nghị quyết cần khái quát cao hơn tình hình bão lũ vừa qua, đánh giá tồn tại, nguyên nhân và làm rõ hơn về thiệt hại do bão lũ gây ra. Nghị quyết cần có phần mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Phần giải pháp cần cập nhật Nghị quyết 165/NQ-CP của Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng nề về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10 năm 2020 trên địa bàn một số địa phương miền Trung và Tây Nguyên.

Ủy viên Trung ương Đảng - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn

Phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ trong khắc phục hậu quả mưa lũ

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng yêu cầu nghị quyết cần phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm và rõ hơn về nguồn lực như ngân sách và các nguồn lực khác.

Nghị quyết cần nhấn mạnh hơn về giải pháp tuyên truyền, phát huy cao hệ thống truyền thanh, có sự phối hợp tốt giữa ban chỉ huy phòng chống bão lụt với các cơ quan truyền thông để thông tin kịp thời tình hình, diễn biến thiên tai. Tuyên truyền để phát huy cao tính cộng đồng, tương thân tương ái; tuyên truyền để nhân dân có kỹ năng như trang bị áo phao, dạy bơi cho các em học sinh… Đồng thời, tuyên truyền để Nhân dân chủ động di dời, hỗ trợ di dời ở những vùng có nguy cơ cao như triền núi, vùng ngập lụt.

Cần phân rõ từng nhóm giải pháp, nhiệm vụ trong nghị quyết về khắc phục hậu quả mưa lũ

Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý cần chú trọng về giải pháp: nạo vét sông; khơi thông cống rãnh; làm mới hệ thống cầu, cống để đảm bảo tiêu thoát nước kịp thời. Đề nghị các ngành chức năng hết sức lưu ý và linh động trong xử lý vấn đề này.

Bổ sung các giải pháp về chống lũ ống, lũ quét đối với các huyện miền núi và tình trạng xâm nhập mặn ở các huyện ven biển. Bên cạnh đó, cần đề ra các giải pháp về quy trình vận hành, điều tiết các hồ đập bảm bảo khoa học, đặc biệt là hồ Hố Hô, hồ Kẻ Gỗ và hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang.

Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị chú trọng về giải pháp quản lý thị trường hàng hóa thiết yếu trong thời gian mưa lũ; xây dựng nhà cộng đồng, xem xét việc cấp phép cho nhà đô thị, vấn đề ngập lụt trong thành phố.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.