Hà Tĩnh quy định tạm thời một số nội dung hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả do bão, lũ

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 3659/QĐ-UBND ngày 29/10/2020 về việc ban hành quy định tạm thời một số nội dung về hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ, ổn định đời sống trên địa bàn tỉnh.

Hà Tĩnh quy định tạm thời một số nội dung hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả do bão, lũ

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 9 vừa qua, cùng với mưa lớn gây ngập lũ, lốc xoáy cũng tàn phá nhiều nhà dân ở Hà Tĩnh.

Theo quy định tạm thời kèm theo quyết định này, đối tượng hỗ trợ là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do bão, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục hậu quả, ổn định đời sống dân sinh.

Đối tượng bị thiệt hại được hỗ trợ một lần từ nguồn quỹ cứu trợ của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ và các nguồn hợp pháp khác.

Hỗ trợ nhà ở sập hoàn toàn 50 triệu đồng/hộ

Về nội dung và mức hỗ trợ cụ thể: hỗ trợ tiền cho gia đình có người chết 15 triệu đồng/người; hỗ trợ người bị thương nặng 5 triệu đồng/người; hỗ trợ nhà ở sập hoàn toàn 50 triệu đồng/hộ; hỗ trợ nhà ở thiệt hại từ 80% trở lên 30 triệu đồng/hộ; hỗ trợ nhà ở thiệt hại từ 50% đến dưới 80% là 20 triệu đồng/hộ; hỗ trợ nhà ở thiệt hại từ 30% đến dưới 50% là 10 triệu đồng/hộ.

Đối với những hộ gia đình có nhà chính bị hư hỏng và các công trình phụ trợ khác dưới 30%, đề nghị các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác từ huyện đến thôn, xóm, cộng đồng dân cư, dòng họ giúp đỡ cùng gia đình khắc phục để sớm ổn định cuộc sống.

Đối với các hộ gia đình bị lũ cuốn trôi mất 100% hoặc hư hỏng toàn bộ lương thực, thiếu đói thì hỗ trợ 15kg gạo/nhân khẩu/tháng trong thời gian 3 tháng; đối với những hộ bị trôi một phần lương thực, có nguy cơ thiếu đói thì UBND các xã, phường, thị trấn xét, đề xuất UBND các huyện, thành phố, thị xã quyết định hỗ trợ mức 15kg gạo/nhân khẩu/tháng trong thời gian từ 1 đến 2 tháng; từ nguồn lương thực Trung ương và các tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ.

Kinh phí thực hiện sử dụng từ nguồn tài trợ, cứu trợ

Nguồn kinh phí thực hiện được sử dụng từ nguồn tài trợ, cứu trợ của các tổ chức, cá nhân. Đối với các nhiệm vụ chi hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất thực hiện theo Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ và Thông tư số 72/2008/TT-BTC ngày 31/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 64/2008/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

UBND tỉnh yêu cầu việc hỗ trợ phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng trên tinh thần đoàn kết thương yêu đùm bọc trong cộng đồng dân cư.

Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng hỗ trợ, động viên Nhân dân chủ động khắc phục, đồng thời có trách nhiệm lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ.

Trình tự thực hiện

Cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các huyện, thành phố, thị xã, các xã, phường, thị trấn và các thôn, xóm tổ chức tuyên truyền, phổ biến kịp thời, rộng rãi đến tận người dân về đối tượng, nội dung và mức hỗ trợ thiệt hại do bão, lũ gây ra theo quy định này, đám bảo công khai, dân chủ, công bằng, minh bạch, không bỏ sót, trùng lặp.

Ở cấp thôn:

-Các hộ gia đình tự kê khai thiệt hại thực tế do bão, lũ gây ra đối với gia đình mình gửi lên thôn trưởng;

-Bí thư, thôn trưởng cùng các đoàn thể tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ, khối lượng bị thiệt hại của từng hộ; tổng hợp thiệt hại, tổ chức họp toàn thể các hộ dân trong thôn bình xét, phân loại, đề xuất các khoản hỗ trợ đối với từng hộ đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ, minh bạch.

-Bí thư, thôn trưởng và tập thể ban công tác mặt trận thôn ký vào danh sách đề nghị gửi lên ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiện việc chi trả nguồn tiền, hàng cứu trợ cho các hộ dân sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Nghiêm cấm việc phân chia bình quân tiền, hàng cứu trợ bão, lụt và dùng tiền cứu trợ để khấu trừ các khoản nợ, các khoản nghĩa vụ phải đóng góp của hộ dân.

Ở cấp xã:

Sau khi có đề xuất của các thôn, UBND cấp xã thành lập đoàn kiểm tra gồm các thành phần là đại diện cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các thành viên Ban Cứu trợ của xã đến từng hộ dân bị thiệt hại để kiểm tra, đánh giá thực tế.

Tổ chức hội nghị gồm: Ban Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp xã, bí thư, thôn trưởng các thôn đánh giá tình hình, xác định mức độ thiệt hại, tổng hợp kết quả bình xét của UBND cấp xã, báo cáo UBND, Ban Cứu trợ cấp huyện. Văn bán có ký xác nhận và đề nghị của bí thư đảng ủy xã, chủ tịch HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã.

Đối với các hộ đã được hỗ trợ trực tiếp từ các tổ chức, cá nhân, xã và thôn cần phải xem xét, cân đổi để đảm bảo công bằng giữa các hộ có mức thiệt hại như nhau.

Căn cứ theo quyết định hỗ trợ của ban cứu trợ cấp huyện, UBND, ban cứu trợ cấp xã cùng các thôn tổ chức phân phối nguồn tiền, hàng cứu trợ cho các hộ dân, đảm bảo kịp thời, đày đủ, chính xác và lập đầy đủ hồ sơ, thủ tục có liên quan theo quy định.

Ở cấp huyện:

Thành lập đoàn kiểm tra, tổng hợp tình hình thiệt hại và mức hỗ trợ đảm bảo công bằng giữa các xã có cùng mức độ thiệt hại, báo cáo tập thể thường trực huyện ủy (thành ủy, thị ủy), HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ cấp huyện để quyết định hỗ trợ theo nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng.

Lãnh đạo UBND, ban cứu trợ cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND, Ban Cứu trợ tỉnh về các nội dung liên quan đến thực hiện hỗ trợ khắc phục hậu quả bão, lũ cho Nhân dân; thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện, bổ cứu kịp thời các vấn đề phát sinh, xử lý nghiêm túc, kịp thời, dứt điểm các sai phạm, tạo đồng thuận trong Nhân dân; không để xảy ra khiếu kiện.

Tiền, hàng hỗ trợ cho các nạn nhân, thân nhân của nạn nhân bị ảnh hưởng của bão, lũ phải được ký nhận trực tiếp, đầy đủ của từng đối tượng; trường hợp vì lý do nào đó không ký nhận trực tiếp thì người nhận phải ghi rõ là ký thay.

Trường hợp kinh phí, lương thực hỗ trợ khắc phục hậu quả bão, lũ cấp cho các địa phương để hỗ trợ theo các nội dung trên nhưng không sử dụng hết, ban cứu trợ cấp huyện (đối với phần do Ban Cứu trợ tỉnh và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ chuyển đến) phải báo cáo Ban Cứu trợ cấp tỉnh (thông qua Ủy ban MTTQ tỉnh cơ quan thường trực), UBND tỉnh để xem xét, xử lý theo quy định.

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.