Cần sớm chấn chỉnh tình trạng họp chợ tự phát ở xã Cẩm Nhượng

(Baohatinh.vn) - Hoạt động buôn bán ở chợ tự phát trên trục đường chính thuộc xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đoạn qua thôn Tân Dinh đang tiềm ẩn tai nạn giao thông, gây mất trật tự công cộng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Cần sớm chấn chỉnh tình trạng họp chợ tự phát ở xã Cẩm Nhượng

Trục đường chính về xã Cẩm Nhượng, đoạn qua thôn Tân Dinh biến thành nơi họp chợ đông đúc, người mua kẻ bán lấn cả lòng đường.

Trên trục đường chính thuộc xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) đoạn qua thôn Tân Dinh, khung cảnh họp chợ hết sức tấp nập. Giữa lòng đường rộng 9m, người dân ngang nhiên lấn chiếm, dựng xe máy, xe đạp la liệt gây cản trở giao thông. Thậm chí, người dân còn tận dụng mặt bằng hai bên đường để mở dịch vụ giữ xe.

Theo tìm hiểu, khu vực này thường xuyên có nhiều người qua lại, từ nhiều năm về trước, người dân tụ tập bày bán các sạp hàng và dần dần thành nơi họp chợ tự phát. Lâu dần, người dân quen gọi là chợ Đón.

Chợ trước đây họp trong một con ngõ nhỏ nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, hoạt động buôn bán diễn ra sôi nổi, nhộp nhịp. Người dân bắt đầu lấn cả ra mặt đường chính và các ngõ nhỏ khác để kinh doanh, họp chợ.

Cần sớm chấn chỉnh tình trạng họp chợ tự phát ở xã Cẩm Nhượng

Ngõ nhỏ giao với đường trục chính của xã Cẩm Nhượng ngày nào cũng họp chợ đông đúc khiến người dân trong ngõ đi lại khó khăn

Nhà nằm ngay gần chợ, ông Ngô Đức Nghĩa (thôn Tân Dinh, xã Cẩm Nhượng) bức xúc: “Có nhiều hôm, tôi và những người buôn bán đã xảy ra cãi vã. Họ bày hàng bán ngay trước cửa, người mua kẻ bán đứng chật kín cả lối đi. Buôn bán hoa quả còn đỡ chứ các hàng cá thì tanh và bốc mùi, ô nhiễm môi trường lắm. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương, xã cũng có về dẹp nhưng được vài hôm cảnh lộn xộn lại tái diễn”.

Cần sớm chấn chỉnh tình trạng họp chợ tự phát ở xã Cẩm Nhượng

Nhìn quang cảnh này, không ai nghĩ đây là con đường đi lại của người dân

Theo quan sát của chúng tôi, tại khu vực này có trên 50 sạp kinh doanh với đầy đủ các mặt hàng. Chợ họp cả ngày nhưng đông nhất là vào thời điểm 6 - 7h sáng và 14 - 15h chiều. “Buôn bán cả ngày, nhiều người vô ý thức còn đi vệ sinh ngay trước cửa nhà mình, bức xúc lắm chị ạ. Họp chợ lấn đường nên khu vực này thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Từ thời điểm ra tết đến nay, địa điểm này đã có 2 vụ va chạm, nguyên nhân là do người bán và người mua thiếu ý thức, lấn đường” - anh Hựu, một người dân địa phương cho hay.

Cần sớm chấn chỉnh tình trạng họp chợ tự phát ở xã Cẩm Nhượng

Xe lưu thông qua đoạn đường này gặp nhiều khó khăn, nhiều khi xảy ra tai nạn do họp chợ lấn đường.

Trước tình trạng họp chợ khiến giao thông lộn xộn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, thời gian qua, UBND xã Cẩm Nhượng đã ra quân dẹp trật tự tại ngã ba khu vực chợ Đón. Tuy nhiên, việc xử lý chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”.

Tình trạng người dân họp chợ tự phát lấn đường, cản trở giao thông và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh vẫn tái diễn. Khi lực lượng chức năng vắng mặt, họ lại tiếp tục lấn đường để buôn bán.

Cần sớm chấn chỉnh tình trạng họp chợ tự phát ở xã Cẩm Nhượng

Người dân còn lấn lòng đường để nhận dịch vụ giữ xe máy, xe đạp

Vị trí họp chợ đoạn qua thôn Tân Dinh không có trong quy hoạch của xã. Hiện nay, trên địa bàn có chợ Hôm, nằm cách vị trí họp chợ 800m với quy mô 180 ki-ốt. Đi về phía thị trấn Thiên Cầm khoảng 1 km cũng có Trung tâm Thương mại, dịch vụ tổng hợp thị trấn Thiên Cầm có mặt bằng rộng rãi để người dân kinh doanh, buôn bán. Thế nhưng, theo thói quen cũ, người dân vẫn không chấp hành và tái diễn cảnh họp chợ tự phát. Thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, nhắc nhở và có những biện pháp răn đe mạnh hơn để chấn chỉnh tình trạng họp chợ lộn xộn ở khu vực ngã ba này.

Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng Nguyễn Văn Hùng

Chủ đề Chợ tạm

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.