Cấy chip vào não để tăng trí thông minh cho con người

Một công ty ở Mỹ đầu tư 100 triệu USD nhằm phát triển thiết bị cấy vào bộ não có tác dụng nâng cao trí thông minh cho con người.

Bryan Johnson, người sáng lập công ty Kernel ở Mỹ, lên kế hoạch phát triển con chip giúp nâng cao trí nhớ và những chức năng khác ở người khỏe mạnh với vốn đầu tư 100 triệu USD, New Scientist hôm 20/10 đưa tin. Mục tiêu của Johnson là cấy con chíp vào bộ não để tăng cường khả năng nhận thức.

Con chip sẽ có kích thước siêu nhỏ để dễ dàng cấy vào não, có thể ghi chép hoặc mô phỏng nhiều nơ-ron thần kinh. Johnson đang cộng tác với tiến sĩ Theodore Berger ở Đại học Southern California tại Los Angeles, Mỹ, để thiết kế những thuật toán tùy chỉnh cho phép điều khiển chức năng bộ não ở con người.

cay chip vao nao de tang tri thong minh cho con nguoi

Chip cấy vào bộ não có thể tăng cường trí nhớ và nâng cao trí thông minh trong tương lai. (Ảnh minh họa: Business Insider).

Berger đang nghiên cứu những người mắc chứng động kinh. Các bệnh nhân được cấy thiết bị điện tử trong não để xử lý co giật. Nhóm của Berger sử dụng chíp cấy để ghi chép hoạt động của bộ não, qua đó tìm hiểu sâu hơn về quá trình ghi nhớ ở hồi hải mã (hippocampus), vùng não chịu trách nhiệm về trí nhớ.

Nhóm nghiên cứu cho rằng họ có thể khôi phục ký ức ở những người mắc chứng rối loạn trí nhớ thông qua mô phỏng cách thức hoạt động của vùng hồi hải mã bằng kích thích điện. Berger đã thí nghiệm phương pháp này thành công trên động vật và bắt đầu thử nghiệm ở người.

"Ý tưởng của chúng tôi là nếu bạn mất chức năng ghi nhớ, bạn có thể dùng chip cấy ở vùng hồi hải mã để khôi phục lại trí nhớ", Johnson nói. Những người bị rối loạn trí nhớ do chấn thương hoặc tuổi già sẽ trở thành đối tượng thử nghiệm chíp cấy đầu tiên.

Johnson hy vọng chip cấy tăng cường trí nhớ chỉ là bước khởi đầu. "Nếu chúng ta có thể mô phỏng chức năng tự nhiên của bộ não và giải mã hệ thần kinh, chúng ta có khả năng học hỏi nhanh hơn 1.000 lần, lựa chọn duy trì hay loại bỏ ký ức nào, hoặc kết nối với máy vi tính", Johnson chia sẻ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia tỏ ra hoài nghi về dự án của Johnson. Neil Burgess ở Đại học London cho rằng ngay cả khi nhóm nghiên cứu có thể ghi lại hoạt động của các nơ-ron trong quá trình ghi nhớ thông thường, việc xác định cơ chế giúp tăng cường trí nhớ vẫn rất khó khăn.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.