Cây đa, bến nước, sân đình…

(Baohatinh.vn) - “Cây đa, bến nước, sân đình” là biểu tượng của làng quê truyền thống Việt Nam. Ngày nay, những hình ảnh ấy không còn rõ nét nhưng nó vẫn như cái hồn, được truyền tụng, tiếp biến dệt nên tình yêu thương, sự gắn bó, đoàn kết trong mỗi con người đất Việt.

Cây đa, bến nước, sân đình là những đặc trưng của làng Việt. Ảnh: internet
Cây đa, bến nước, sân đình là những đặc trưng của làng Việt. Ảnh: internet

Từ sơ khai, khi con người biết cố kết thành cộng đồng để chế ngự thiên nhiên, sản xuất ra của cải vật chất đã hình thành các làng quê. Rồi cùng với thời gian, những cộng đồng người Việt đã sản sinh ra những làng quê đậm chất văn hóa. Nơi đó, một cộng đồng người Việt cùng quần tụ sinh sống với nguyên tắc trọng tình, ngại di chuyển. Họ lấy gia đình, họ hàng, láng giềng làm mối quan hệ giao tiếp, sinh hoạt hàng đầu trong cuộc sống thường nhật.

Với nền văn minh lúa nước và sự khắc nghiệt của thiên tai, người trong làng phải quần tụ để giúp nhau trong sản xuất và chế ngự thiên nhiên. Do vậy, ngoài mối quan hệ thân tộc, cùng sống trong một làng, họ đều liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên tình làng, nghĩa xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”… Tính cộng đồng đã trở thành nguyên tắc sống của các làng quê để người ta phải nhắc nhau “bán anh em xa, mua láng giềng gần”…

Tính cộng đồng đã gắn kết các thành viên trong làng lại với nhau. Điều này được thể hiển rõ qua các hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình. Cây đa là nơi ngồi mát, nghỉ ngơi của người dân sau những buổi làm đồng mệt nhọc, nóng bức, là chốn nghỉ chân của lữ khách qua đường. Bởi vậy, cây đa được là nơi giao tiếp của làng với thế giới bên ngoài. Người Việt xem cây đa như một biểu tượng linh thiêng, vừa gần gũi, thành kính, vừa sợ hãi “thần cây đa, ma cây gạo”… Cùng với cây đa là bến nước. Bến nước có thể là một đoạn của con sông chảy qua làng, hoặc một hồ nước của làng, cũng có thể chỉ là một giếng nước. Đây chính là nơi giao lưu, chia sẻ của những người phụ nữ trong khi tắm cho con, vo gạo, rửa rau…

Nếu như bến nước là nơi dành cho những người phụ nữ thì sân đình lại là nơi tập trung của những người đàn ông. Sân đình là trung tâm hành chính, văn hóa xã hội của làng. Tất cả các việc quan trọng của làng đều diễn ra ở đây như hội họp, xét xử kiện tụng, đón rước quan trên, văn hóa - văn nghệ, giải trí… Đình làng là nơi thờ thành hoàng. Về khía cạnh tâm linh, đình có giá trị to lớn trong quyết định vận mệnh của cả làng. Một làng có phúc hay không người ta thường ngắm đình của làng đó xem thế đất và hướng đình có hợp phong thủy không. Đình làng thường có địa điểm thoáng đãng, có sóng nước hay ao hồ phía trước mang ý nghĩa tụ thủy thịnh mãn cho cả làng...

Tính cộng đồng tạo nên sức mạnh làng quê. Không chỉ chung sức để chế ngự thiên tai, giúp nhau sản xuất mà các làng quê còn tham gia đánh giặc, giữ làng. Hơn 4.000 năm lịch sử với bao cuộc chiến, làng quê như thành trì vững chắc không một thế lực nào có thể xâm lấn. Tính cộng đồng đã làm nên nền văn hóa làng bền vững. Chính đặc trưng này còn tạo nên tính cách người Việt: sống trọng tình, tương thân tương ái, giàu ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước.

Trong xã hội hiện đại, xét về mặt cấu trúc, kiến trúc, làng Việt Nam đã thay đổi toàn diện về mọi lĩnh vực. Trong xu thế đô thị hóa, CNH-HĐH, hầu như còn rất ít làng còn giữ được các biểu tượng truyền thống mang tính cổ điển của làng như lũy tre, cây đa, bến nước, sân đình. Tuy vậy, những đặc trưng tốt đẹp trong văn hóa làng của người Việt vẫn tồn tại và được thừa kế, phát huy. Không còn tập trung ở “cây đa, bến nước, sân đình” nhưng những hình ảnh người làng quê í ới gọi nhau cùng uống bát nước chè xanh; người tay liềm, tay cuốc cùng giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thiếu sức lao động; mang rau, gạo, các vật dụng đến cho người nghèo, người neo đơn; trong làng có người đau, người chết là ngay sau đó cả làng đều biết và đến chia sẻ… vẫn luôn hiện hữu. Đặc biệt, trong phong trào xây dựng NTM hiện, tính cộng đồng làng xã lại càng được phát huy hơn bao giờ hết. Người dân sẵn sàng hiến đất, hiến đường, góp tiền của, công sức xây dựng để làng ngày một phát triển và tươi đẹp hơn.

… Ngồi trong những nhà văn hóa của các thôn xóm hôm nay, chúng ta lại liên tưởng đến những sân đình ngày xưa. Xưa sân đình là nơi để các bậc nam nhi bàn việc làng, hội hè, đình đám, thì nay nhà văn hóa lại là nơi tụ họp không chỉ có riêng nam nhi mà cho tất cả người dân. Đây là nơi để người dân tụ họp nghe các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; là nơi thôn, xóm bàn việc tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, tổng kết, rút kinh nghiệm về các hoạt động; nơi biểu dương gương người tốt, việc tốt và nhắc nhở những người chưa tiến bộ. Nhà văn hóa còn là nơi để tất cả các thành viên trong làng tham gia sinh hoạt văn nghệ, rèn luyện TDTT… Như vậy, ở một góc độ nào đó, nhà văn hóa còn có tính chất như là sân đình ngày xưa…

Làng quê Việt mang bóng dáng người mẹ, là nơi khởi nguồn, hun đúc nhưng cũng là điểm tựa cho sức mạnh tinh thần. Bởi vậy, trong tâm khảm mỗi người con đất Việt, dù đi đâu, về đâu đều mang trong mình tinh thần đoàn kết, đùm bọc cũng như ý thức tự lực, tự cường và đều hướng về ngôi làng thân thương, cộng đồng thân thuộc của mình với tình cảm thiêng liêng. Và đó chính là cội nguồn sức mạnh, là ngọn nguồn của lòng yêu nước bất diệt của dân tộc Việt Nam.

Đọc thêm

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Sáng nay (18/4), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ, Tháng Công nhân năm 2023; vinh danh doanh nghiệp vì người lao động, công đoàn cơ sở tiêu biểu, chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu, công nhân lao động tiêu biểu…
Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Khi thời tiết lạnh sẽ khiến nhiều trẻ mắc bệnh về tai mũi họng, trong đó phổ biến là viêm họng, viêm mũi… Điều này làm các bậc cha mẹ lo lắng, bởi bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, việc phát hiện sớm cũng như cách chăm sóc đúng sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Nhân dịp kỷ niệm niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/2022), 92 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/111/2022), Ban Thường vụ Thị ủy Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên.
Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 và giới thiệu sản phẩm bia mới của Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh, Công ty CP Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh tổ chức cho người tiêu dùng sử dụng miễn phí các sản phẩm bia tại một số địa điểm trên địa bàn Hà Tĩnh.
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2022), 17 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2022), Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết: “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân”.
Khi mẹ chồng đến ở chung...

Khi mẹ chồng đến ở chung...

“Công bằng mà nói, chồng tôi là một người tốt, năng động, có trách nhiệm, xuất sắc và đáng tin cậy, biết kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Nhưng...”.
Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, yêu cầu đẩy mạnh tiêm vaccine, thần tốc hơn nữa thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc và vật tư y tế, chủ động xây dựng và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.