Công nhận lại diện tích đất ở trước năm 1980, giao đất lâm nghiệp chồng lấn làm “nóng” nghị trường

(Baohatinh.vn) - 2,2% trường hợp đất có nguồn gốc trước năm 1980 được cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ); tranh chấp đất đai từ việc giao đất lâm nghiệp chồng lấn... là những vấn đề quản lý Nhà nước về lĩnh vực TN&MT nhận được sự quan tâm, chất vấn của các đại biểu HĐND tỉnh dành cho ông Hồ Huy Thành - Giám đốc Sở TN&MT tại phiên chất vấn đầu tiên của kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII diễn ra sáng nay (14/12)

Công nhận lại diện tích đất ở trước năm 1980, giao đất lâm nghiệp chồng lấn làm “nóng” nghị trường

Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh trả lời chất vấn tại kỳ họp

2,2% thửa đất trước 1980 được cấp đổi GCN theo Quyết định 2443

Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn tỉnh có khoảng 174.383 thửa đất ở có nguồn gốc sử dụng trước ngày 18/12/1980. Việc công nhận lại đất ở trước năm 1980 chủ yếu dựa vào tài liệu đo đạc bản đồ, hồ sơ đăng ký đất đai theo Chỉ thị 299/CT-TTg (bản đồ 299) của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, theo tài liệu lưu trữ tại Sở TN&MT và báo cáo của các địa phương, toàn tỉnh hiện chỉ còn hồ sơ, bản đồ 299 của 240 xã (có 22 xã không còn hồ sơ, bản đồ 299). Trong đó, 65 xã có cả bản đồ và hồ sơ đăng ký; 175 xã, phường, thị trấn không còn hồ sơ đăng ký. Đối với các trường hợp không còn hồ sơ đăng ký thì không đủ điều kiện để được công nhận lại.

Toàn tỉnh đã thực hiện công nhận lại được 38.392 thửa đất, còn 135.991 thửa đất chưa được công nhận lại, chiếm 80% số thửa đất có nguồn gốc sử dụng trước ngày 18/12/1980.

Để tháo gỡ khó khăn, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2443/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 quy định về điều kiện, hạn mức và trình tự, thủ tục công nhận lại diện tích đất ở cho các thửa đất có vườn ao gắn liền với đất ở có nguồn gốc sử dụng trước 18/12/1980. Qua rà soát, có 103.611 thửa đất có nhu cầu công nhận lại.

Tuy nhiên, sau hơn 1 năm thực hiện Quyết định 2443, chỉ có 2.308 trường hợp được cấp đổi GCNQSDĐ, tiến độ rất chậm.

“Nguyên nhân đạt thấp chủ yếu là do thiếu sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã trong việc tổ chức triển khai thực hiện; việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương đến tận người dân còn hạn chế; quá trình thực hiện tại các địa phương còn có sự cứng nhắc trong việc áp dụng các quy định; một số địa phương áp dụng chưa đúng đối tượng theo quy định của Quyết định 2443/QĐ-UBND, lúng túng khi xác định lại đất ở cho người dân, không “dám” lấy ý kiến khu dân cư để làm căn cứ xác định hồ sơ…” – “Tư lệnh” ngành TN&MT phân tích.

Về giải pháp thời gian tới, Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành cho rằng: Ngành đã xây dựng kế hoạchlàm việc với 13 huyện, thành phố, thị xã nhằm giải quyết vướng mắc liên quan đến việc công nhận lại đất ở trước năm 1980.

Sau khi làm việc sẽ tham mưu UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc.Yêu cầu UBND cấp huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện công nhận lại đất ở trước năm 1980 cho người dân theo Luật Đất đai và Quyết định 2443 của UBND tỉnh…

Bao giờ Quyết định 2443 được tham mưu sửa đổi?

Tại kỳ họp, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến vấn đề chậm cấp đổi GCNQSDĐ trước năm 1980. Nhiều ý kiến chất vấn trực tiếp xoay quanh các nội dung như giải pháp tháo gỡ, xử lý trách nhiệm…

Công nhận lại diện tích đất ở trước năm 1980, giao đất lâm nghiệp chồng lấn làm “nóng” nghị trường

Đại biểu Đặng Văn Thành (Tổ đại biểu TX Kỳ Anh): Quyết định 2443 trong việc cấp đổi đất ở có nguồn gốc trước 1980 có nhiều bất cập. Sở cho rằng sẽ có giải pháp tham mưu sửa đổi Quyết định 2443, vậy khi nào thì thực hiện để cấp huyện triển khai đồng bộ?

Đại biểu Đặng Văn Thành (Tổ đại biểu TX Kỳ Anh) chất vấn: Quyết định 2443 trong việc cấp đổi đất ở có nguồn gốc trước 1980 có nhiều bất cập. Sở cho rằng sẽ có giải pháp tham mưu sửa đổi Quyết định 2443, vậy khi nào thì thực hiện để cấp huyện triển khai đồng bộ?

Trả lời về nội dung này, “tư lệnh” ngành TN&MT cho biết: “Trong năm 2019, Sở sẽ hoàn thành các nội dung làm việc với tất cả các địa phương. Sau đó, vào quý I/2020 sẽ báo cáo, tham mưu UBND thực hiện cụ thể”.

Về những khó khăn trong cấp đổi đất ở trước 1980, đại biểu Bùi Nhân Sâm (Tổ đại biểu huyện Can Lộc) nêu ý kiến: Hiện Hà Tĩnh có 22/262 xã, phường không có hồ sơ, vậy ở các xã này thì xử lý như thế nào?

Trả lời chất vấn ý kiến này, Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành cho biết: “Đây thuộc trường hợp không có giấy tờ. Do vậy, phải thực hiện theo khoản 2, điều 4 của Quyết định 2443. Theo đó, phải lấy ý kiến tại khu dân cư cùng thời điểm để làm căn cứ. Tuy nhiên, việc thực hiện rất khó do lãnh đạo địa phương còn trẻ, không mạnh dạn làm”.

Liên quan đến xử lý việc để xảy ra tình trạng chậm tiến độ, đại biểu Đoàn Đình Anh (Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) chất vấn: “Theo Sở TN&MT, việc chậm cấp đổi đất trước năm 1980 trách nhiệm thuộc về UBND huyện và xã. Các địa phương chưa thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của UBND tỉnh. Vậy, đã xử lý việc này như thế nào?”.

“Mặc dù còn các đơn vị liên quan lúng túng trong thực hiện nhưng hiện nay Sở chưa tham mưu xử lý, ghi nhận ý kiến này để thực hiện trong thời gian tới” – Giám đốc Sở TN&MT cho biết.

Công nhận lại diện tích đất ở trước năm 1980, giao đất lâm nghiệp chồng lấn làm “nóng” nghị trường

Đại biểu Đoàn Đình Anh (Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) chất vấn Giám đốc Sở TN&MT về việc chậm cấp đổi đất trước năm 1980 và phương án xử lý việc này như thế nào?”.

Cũng có chung chất vấn về việc vướng mắc trong việc cấp đổi đất trước năm 1980 trong các trường hợp đất tặng cho, chuyển nhượng, các đại biểu Lê Ngọc Huấn (Tổ đại biểu Hương Khê), Đặng Văn Thành (Tổ đại biểu thị xã Kỳ Anh) chất vấn về hướng xử lý như thế nào?

Trả lời nội dung này, “tư lệnh” ngành TN&MT cho rằng: “Các trường hợp đất ở trước 1980 chưa giải quyết chưa thực hiện được vì không quy định trong Quyết định 2443 nên chưa thực hiện. Xin tiếp thu và nghiên cứu”.

Công nhận lại diện tích đất ở trước năm 1980, giao đất lâm nghiệp chồng lấn làm “nóng” nghị trường

Đại biểu Lê Ngọc Huấn (Tổ đại biểu Hương Khê) chất vấn về chất vấn về những vướng mắc trong việc cấp đổi đất trước năm 1980 trong các trường hợp đất tặng cho, chuyển nhượng.

Đối với việc bất cập về quy định hạn mức trong Quyết định 2443, đại biểu Nguyễn Hồng Lĩnh (Tổ đại biểu TP Hà Tĩnh) nêu ý kiến: “Mặc dù Quyết định 2443 là một nỗ lực lớn của Hà Tĩnh trong việc cấp đổi đất ở trước 1980, tuy nhiên việc thực hiện ở cơ sở còn nhiều khó khăn. Trong đó, quy định hạn mức cho mảnh đất lớn có nguồn gốc trước 1980 có nhiều khó khăn trong thực hiện. Vậy bất cập này xử lý như thế nào, lúc nào sẽ tham mưu xử lý”. Về nội dung này, Giám đốc Sở TN&MT tiếp tục nghiên cứu và trả lời bằng văn bản.

“Quan điểm của ngành với việc cấp công nhận lại diện tích đất ở trước 1980 là phải tìm cách tháo gỡ khó khăn để thực hiện vì đây là việc phải làm cho dân” – Giám đốc Sở TN&MT khẳng định.

Ngành TN&MT nhận trách nhiệm về tình trạng chồng lấn đất rừng

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn cũng nhận được nhiều ý kiến kiên quan đến việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân bị chồng lấn khá nhiều ở các địa phương, kéo dài nhiều năm gây ra việc tranh chấp đất đai.

Công nhận lại diện tích đất ở trước năm 1980, giao đất lâm nghiệp chồng lấn làm “nóng” nghị trường

Công tác quản lý về giao đất, giao rừng được nhiều đại biểu quan tâm đặt câu hỏi

Chất vấn trực tiếp với “tư lệnh” ngành TN&MT về vấn đề này, đại biểu Đặng Quốc Cương (Tổ đại biểu Cẩm Xuyên) đặt câu hỏi: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có thực trạng đất lâm nghiệp có bìa nhưng không có đất, có đất nhưng không có bìa, vậy việc này xử lý như thế nào?

Trả lời về vấn đề này, Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành khẳng định trên thực tế tại Cẩm Xuyên có thực trạng đất lâm nghiệp có bìa nhưng không có đất, có đất nhưng không có bìa. Nguyên nhân là do trước đây việc giao cấp bìa lâm bạ không phù hợp với thực tế. Chính vì vậy, Sở TN&MT đã thống nhất với địa phương rà soát, liệt kê tất cả các trường hợp này để cùng tìm giải pháp tháo gỡ. Đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn.

Công nhận lại diện tích đất ở trước năm 1980, giao đất lâm nghiệp chồng lấn làm “nóng” nghị trường

Các đại biểu theo dõi phiên chất vấn

Đại biểu Đoàn Đình Anh (Tổ đại biểu Cẩm Xuyên) chất vấn: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tình trạng chống lấn, tranh chấp đất rừng do các cơ quan chuyên môn khi giao đã không bóc tách, kiểm tra thực địa. Giải pháp xử lý đổi với vấn đề này như thế nào?

Về vấn đề này, Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành cho biết: Hầu hết các trường hợp chồng lấn đã xảy ra từ lâu, thời điểm đó cách làm chưa đồng bộ, các quy định của pháp luật vẫn chưa chặt chẽ. Đến nay vấn đề này vẫn đang tồn tại, nói về trách nhiệm đầu tiên là ngành tài nguyên sau đó là đến các ngành khác.

Ngành nhận thức rất rõ về vấn đề này và đang đẩy nhanh tiến độ xử lý. Ngành sẽ thực hiện dự án đo vẽ bản đồ địa chính, cắm mốc ranh giới sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP; rà soát, xem xét tiếp tục thu hồi một phần diện tích sử dụng không có hiệu quả về cho các địa phương để giao đất cho nhân dân, đồng thời xử lý dứt điểm diện tích chồng lấn.

Làm rõ thêm phần trả lời của Giám đốc Sở TN&MT, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt khẳng định, hiện 2 ngành đang tiến hành phối hợp để đo vẽ việc cấp đất, giao đất, thuê đất tại 5 công ty. Còn lại diện tích rừng thuộc quản lý của 15 chủ rừng khác để tiến hành đo vẽ được cần tỉnh bố trí nguồn kinh phí để triển khai.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast