Thạch Hà kiến nghị chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(Baohatinh.vn) - Chiều 25/10, Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Thạch Hà về "Công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn”. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền chủ trì buổi làm việc.

 Thạch Hà kiến nghị chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Thạch Hà về công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

Huyện Thạch Hà hiện có 8.782,5 ha rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích quy hoạch rừng phòng hộ 3.064,64 ha; 4.727,79 ha rừng đã giao cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư; 1.364,32 ha rừng do UBND xã quản lý; 3 chủ rừng là tổ chức gồm Ban Quản lý Khu BTTN Kẻ Gỗ: 1.598,7 ha, Công ty Cao su Hà Tĩnh: 432,83 ha, Công ty CP Việt Hà. Trên địa bàn huyện hiện có 13 cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản.

 Thạch Hà kiến nghị chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ Nguyễn Viết Ninh đề nghị tăng cường phối hợp để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, đất nông nghiệp

Trong 4 năm qua, diện tích rừng và đất lâm nghiệp giảm 71,42 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ra ngoài mục đích lâm nghiệp. Huyện cũng đã tiến hành khai thác 1.134,6 ha gỗ rừng trồng, 625 tấn nhựa thông và trồng lại 1.050 ha rừng sau khai thác; 398.000 cây phân tán; chăm sóc rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 3.169 ha rừng; khoán bảo vệ 379,7 ha rừng; để xảy ra 01 vụ cháy, gây thiệt hại 0,58 ha rừng; tiến hành xử lý vi phạm hành chính 16 vụ, nộp ngân sách gần 76,3 triệu đồng.

 Thạch Hà kiến nghị chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bùi Nhân Sâm cho rằng, cần quan tâm, chú trọng quản lý rừng phòng hộ ven biển

Từ năm 2016-2019, huyện Thạch Hà đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 827 hộ với 3.927,36 ha cho cộng đồng dân cư của 11 xã; có 800,43 ha chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đang có tranh chấp, chưa kê khai đăng ký, chồng lấn ranh giới với chủ rừng.

Nhìn chung, công tác quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2016 - 2019 được cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan chức năng và chủ rừng tăng cường thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, rừng và môi trường sinh thái được bảo vệ và phát triển ổn định, từng bước đi vào bền vững.

 Thạch Hà kiến nghị chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Thạch Hà Lê Thanh Hải giải trình xoay quanh vấn đề tranh chấp giữa các chủ rừng

Tại cuộc làm việc, các đại biểu đã nêu lên một số khó khăn, vướng mắc như: Nhận thức người dân chưa cao nên việc sử dụng và phát triển rừng phòng hộ còn gặp nhiều khó khăn; một số diện tích giao cho cộng đồng dân cư thôn là đất trống hoặc núi đá nên khó khăn cho việc sản xuất lâm nghiệp…

 Thạch Hà kiến nghị chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Trần Việt Hà kiến nghị cần có cơ chế chính sách thu hút hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Đồng thời kiến nghị hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khuyến lâm, đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp; tiếp tục hỗ trợ cây giống để triển khai trồng cây bóng mát, cây phân tán; có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất rừng phòng hộ và thu hút các dự án để trồng rừng phòng hộ ven biển và rừng phòng hộ ngập mặn.

 Thạch Hà kiến nghị chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền đề nghị thời gian tới, huyện Thạch Hà tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, đơn vị với chính quyền địa phương để nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền đề nghị thời gian tới, huyện Thạch Hà tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, đơn vị với chính quyền địa phương để nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng và giải quyết các vấn đề tồn đọng; chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với việc bảo vệ, phát triển rừng; thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các vụ việc tranh chấp, lấn chiếm, khai thác trái phép; đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

Tiếp tục có các giải pháp lâm sinh để phát huy hiệu quả sản xuất đất lâm nghiệp; tích cực hướng dẫn các chủ rừng chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và sử dụng, phát triển rừng. Đối với các dự án liên quan đến đất lâm nghiệp, cần tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ đúng quy trình theo quy định.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.