Rà soát, đánh giá thực chất, giải thể các HTX hoạt động yếu kém ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đến nay, Hà Tĩnh có 3.458 tổ hợp tác, 1.384 hợp tác xã, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung, các hợp tác xã có quy mô nhỏ, chất lượng hoạt động còn thấp.

Rà soát, đánh giá thực chất, giải thể các HTX hoạt động yếu kém ở Hà Tĩnh

Sáng 7/1, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng - Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể Hà Tĩnh chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qua và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2020. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, đại diện một số sở, ngành liên quan cùng dự

Năm 2019, kinh tế tập thể (KTTT) Hà Tĩnh tiếp tục đạt khá nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế toàn tỉnh. Các hợp tác xã tập trung tăng chuỗi liên kết; nâng cao chất lượng, hoạt động thực chất hơn. Đến nay, Hà Tĩnh có 3.458 tổ hợp tác, 1.384 hợp tác xã, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.

Rà soát, đánh giá thực chất, giải thể các HTX hoạt động yếu kém ở Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Quốc Hương: Qua rà soát thì có trên 35% hợp tác xã không hoạt động, tuy nhiên quá trình giải thể còn chồng chéo nhiều vấn đề. Đề nghị Ban chỉ đạo tiếp tục đồng hành cùng địa phương thực hiện các giải pháp để giải quyết tình trạng này trong thời gian tới.

Trong năm qua, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai hỗ trợ các hợp tác xã theo chính sách của Trung ương và địa phương như hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền; hỗ trợ theo chính sách tại Nghị quyết số 65/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; phát triển kết cấu hạ tầng, thiết bị…

Rà soát, đánh giá thực chất, giải thể các HTX hoạt động yếu kém ở Hà Tĩnh

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Tuấn Thanh: Số lượng hợp tác xã nông nghiệp có liên kết chuỗi đã có bước tiến triển nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được cơ chế cạnh tranh, lúng túng trong tìm đầu ra sản phẩm.

Tuy nhiên, nhìn chung, các hợp tác xã có quy mô nhỏ, chất lượng hoạt động còn thấp; nội lực của các hợp tác xã yếu kém; phần lớn các hợp tác xã hoạt động nhưng chưa thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ theo quy định; các địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đổi mới hình thức kinh tế này…

Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển KTTT tỉnh đã đôn đốc các sở, ban, ngành rà soát, đánh giá phân loại hợp tác xã theo Quyết định 54/2018/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh nhằm đánh giá thực chất tình hình hoạt động của hợp tác xã, hỗ trợ đúng đối tượng, đưa ra các giải pháp đúng hướng để phát triển KTTT.

Rà soát, đánh giá thực chất, giải thể các HTX hoạt động yếu kém ở Hà Tĩnh

Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần: Cần thiết phải hướng dẫn, tập huấn các thủ tục liên quan khi thành lập hợp tác xã ngay từ đầu để nếu khi hợp tác xã giải thể thì quá trình thực hiện được nhanh chóng.

Năm 2020, Ban Chỉ đạo tiếp tục phấn đấu đưa khu vực KTTT có vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai thi hành Luật hợp tác xã năm 2012; đẩy mạnh các mô hình liên kết sản xuất với các doanh nghiệp. Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp, phấn đấu đến tháng 6/2020, giải quyết dứt điểm các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả.

Rà soát, đánh giá thực chất, giải thể các HTX hoạt động yếu kém ở Hà Tĩnh

Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Nguyễn Ngọc Hùng: Đề nghị các địa phương thường xuyên quan tâm, đánh giá lại quá trình hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã để rút ra những hạn chế, vướng mắc nhằm kịp thời trao đổi, tháo gỡ cho bà con nhân dân.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã dành phần lớn thời gian trao đổi, thẳng thắn nhìn nhận về hiện trạng hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã hiện nay như: Lĩnh vực hoạt động hạn chế, chủ yếu tập trung vào một số dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sức cạnh tranh sản phẩm kém; lúng túng trong định hướng, xây dựng kế hoạch do năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý yếu.

Rà soát, đánh giá thực chất, giải thể các HTX hoạt động yếu kém ở Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn: Các ngành, địa phương cần quan tâm, nhận định đúng, rõ ràng vai trò của các hợp tác xã trong các lĩnh vực hiện nay để có chính sách thúc đẩy phát triển, đạt hiệu quả; tập trung, quan tâm cơ sở để nắm bắt nhu cầu, vướng mắc của các hợp tác xã.

Các khó khăn, vướng mắc của hợp tác xã đặc biệt là công tác cho thuê đất chưa khắc phục kịp thời dẫn đến tâm lý chán nản, ngại đầu tư lâu dài… Trong đó, nội dung quan trọng được quan tâm là thảo luận phương án, cách thức giải quyết dứt điểm các hợp tác xã hoạt động yếu kém, không đúng với quy định của pháp luật.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng - Trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển KTTT tỉnh khẳng định, KTTT tiếp tục phát triển, nhiều hợp tác xã đã năng động sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại kết quả tốt.

Tuy nhiên, hoạt động của hợp tác xã tại địa phương chưa thực sự được quan tâm; thu nhập thấp nên người lao động không có ý định gắn bó lâu dài; mô hình tiêu thụ sản phẩm cho nông dân hạn chế; hoạt động của các thành viên Ban chỉ đạo đổi mới phát triển KTTT tỉnh chưa rõ nét.

Rà soát, đánh giá thực chất, giải thể các HTX hoạt động yếu kém ở Hà Tĩnh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị các địa phương thẳng thắn trong rà soát, giải thể các hợp tác xã yếu kém, chỉ tồn tại trên giấy tờ để hỗ trợ đúng đối tượng, thực chất, làm cơ sở đưa ra các giải pháp phát triển hợp tác xã trong điều kiện mới. Đồng thời, nỗ lực kết nối, tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh; xây dựng được các sản phẩm chủ lực của địa phương thực sự có điểm nhấn, có tính lan toả.

Đề nghị các sở, ngành, địa phương quan tâm, tăng cường tập huấn chuyên đề, tạo điều kiện để các hợp tác xã tham quan các mô hình tiêu biểu, có kết quả tốt tại các tỉnh, thành khác nhằm rút ra cách làm, hướng đi tại cơ sở. Các thành viên Ban Chỉ đạo cần phát huy vai trò, trách nhiệm, định hình rõ nội dung hoạt động; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển bền vững KTTT.

Cùng với đó, tiếp tục quan tâm sự phát triển của các quỹ tín dụng nhân dân để tương trợ, giúp đỡ người trực tiếp sản xuất tại các địa phương; giải quyết tốt vấn đề cho thuê đất để các hợp tác xã phát triển sản xuất.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast