Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

(Baohatinh.vn) - Sáng nay (10/7), Tổ đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII bầu tại huyện Thạch Hà tiến hành thảo luận các tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thứ 10. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cùng dự.

Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Trần Việt Hà - Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh bầu tại Thạch Hà chủ trì thảo luận tổ

Tại buổi thảo luận, các thành phần tham dự đã tập trung phân tích, đánh giá những kết quả các chính sách đã đạt được thời gian qua, những mặt còn tồn tại, hạn chế cần sửa đổi, bổ sung.

Bên cạnh việc nhất trí với các nội dung, dự thảo nghị quyết dự kiến trình kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới, các đại biểu đã có một số ý kiến, kiến nghị góp ý vào các giải pháp, đảm bảo các chính sách sắp ban hành có tính khả thi cao, phù hợp thực tiễn và góp ý cụ thể vào một số dự thảo nghị quyết.

Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

Chánh Văn phòng HĐND, UBND huyện Thạch Hà Đoàn Tiến Đạt: "Hiện nay Thạch Hà còn 1.221 đối tượng dân công hỏa tuyến đã có hồ sơ gửi cấp trên nhưng chưa được giải quyết, đề nghị giải quyết dứt điểm"

Đối với các nhóm kiến nghị của cử tri Thạch Hà đề nghị tại kỳ họp thứ 7 đã có 6 nhóm ý kiến đã được giải quyết dứt điểm, đạt tỷ lệ 54,54%; hiện còn 5 nội dung đang được tập trung xử lý.

Qua tiếp xúc, cử tri kiến nghị nhiều lần về việc giải quyết dứt điểm chế độ dân công hỏa tuyến theo quyết định 49/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn đọng khá lớn; riêng trên địa bàn huyện Thạch Hà mới giải quyết được 7.587/8.808 đối tượng (đạt tỷ lệ 86,14%).

Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

Trưởng phòng TNMT huyện Thạch Hà, Hoàng Việt Hùng: "Đề nghị tỉnh xem xét hỗ trợ ngân sách cho các huyện trong xử lý rác thải trên địa bàn".

Trên lĩnh vực tài nguyên môi trường, tại Thạch Hà mỗi năm huyện chi ngân sách 12 - 15 tỷ đồng/năm để xử lý rác thải, trong khi tỉnh chỉ hỗ trợ 1 tỷ đồng/năm nên hiện nay việc xử lý rác gặp nhiều khó khăn.

Thời gian qua, trên địa bàn các xã vùng bãi ngang Thạch Hà tình trạng tàu thuyền ngoại tỉnh sử dụng giã cào khai thác gần bờ ảnh hưởng đến an ninh trật tự, hư hỏng ngư lưới cụ và tận diệt nguồn lợi thủy sản, đề nghị tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng giải quyết.

Hiện nay trên địa bàn Thạch Hà có một số dự án cho thuê đất đã từ lâu nhưng ko triển khai hoặc triển khai không hiệu quả, đề nghị tỉnh có giải pháp thu hồi đất. Việc giao đất ở trái thẩm quyền cho dân còn tồn đọng khá nhiều và vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đề nghị tỉnh có giải pháp xử lý.

Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

Trưởng phòng Tài chính huyện Thạch Hà Đồng Xuân Vân: "Đề nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ các xã bị ảnh hưởng bởi dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê nhằm phát triển kinh tế xã hội".

Bên cạnh đó, các thành phần tham dự đề nghị quan tâm việc lắp các camera an ninh trên địa bàn toàn tỉnh. Hỗ trợ thẻ BHYT cho thành viên hộ gia đình có mức thu nhập trung bình bị mắc bệnh hiểm nghèo theo danh mục bệnh hiểm nghèo được quy định tại nghị định số 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Cẩn trọng trong việc thu hồi đất, nhất là đất rừng, đất nông nghiệp để phục vụ các dự án điện mặt trời.

Đối với các nhóm giải pháp cuối năm 2019, kế hoạch năm 2020 và giai đoạn 2021 – 2025, các đại biểu đề nghị tỉnh có chính sách đặc thù hỗ trợ cho các xã bị ảnh hưởng của dự án mỏ sắt Thạch Khê nhằm phát triển kinh tế xã hội.

Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Thắng: "Hiện còn nhiều băn khoăn về việc sử dụng cơ sở vật chất; tên xã, các thôn, xóm, tổ dân phố; chính sách cán bộ dôi dư… sau sáp nhập, đề nghị tỉnh quan tâm".

Về chính sách phát triển bóng đá của tỉnh, dự thảo nghị quyết quy định trong 11 năm chỉ đào tạo bồi dưỡng 6 lớp và chế độ chính sách 80 triệu đồng/lớp/năm là hơi thấp, chưa tạo điều kiện tốt nhất để thể thao quần chúng phát triển, tìm kiếm các tài năng cống hiến cho thể thao thành tích cao, đề nghị tăng số lớp và tăng hỗ trợ 120 triệu đồng/lớp/năm.

Đề nghị tăng chế độ cho cán bộ không chuyên trách cấp thôn, xóm sau khi sáp nhập thôn, tổ dân phố.

Phát biểu tại cuộc thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cho rằng các đề án, chính sách trình tại kỳ họp HĐND tỉnh lần này đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, có tác động lớn đến các lĩnh vực của đời sống; được các ngành, đơn vị chuẩn bị chu đáo, sát với thực tiễn và mang tính khả thi cao.

Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cũng thông tin thêm một số nội dung liên quan đến tình hình kinh tế xã hội, công tác cải cách hành chính và làm rõ một số chính sách liên quan đến cán bộ thôn xóm, sáp nhập xã, thôn, tổ dân phố.

Đối với việc sáp nhập xã, thôn xóm, tổ dân phố và xử lý cơ sở vật chất, cán bộ dôi dư sau sáp nhập, đề nghị huyện cần rà soát, tính toán kỹ, có lộ trình phù hợp, tăng cường tuyên truyền để người dân đồng thuận cao.

* Cũng trong sáng nay, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hồng Hải dẫn đầu Tổ đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh bầu tại huyện Can Lộc phối hợp với Thường trực HĐND huyện tiến hành thảo luận các nội dung chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII.

Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

Tại phiên thảo luận, hầu hết các đại biểu thống nhất với đánh giá kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm và các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp.

Trao đổi về những vướng mắc của địa phương ở một số lĩnh vực, lãnh đạo huyện Can Lộc đề nghị tỉnh cần có cơ chế, chính sách đặc thù và giải pháp trong việc phát triển đô thị, đặc biệt là xây dựng thị trấn Nghèn thành đô thị loại 4.

Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

Bí thư Huyện ủy Can Lộc Nguyễn Như Dũng: Cần triển khai sớm việc nghiệm thu các chính sách trong xây dựng MTN và ưu tiên bố trí nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được thẩm định trên địa bàn.

Đối với cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2019 - 2020, các ý kiến cho rằng, cần tiếp tục có chính sách nâng đỡ các xã tốp cuối về đích NTM năm nay.

Các đại biểu cũng đề nghị tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn để tiếp tục thực hiện các dự án đã được thẩm định trên địa bàn; điều chỉnh bổ sung quy hoạch đất, quản lý tài nguyên khoáng sản; hỗ trợ kinh phí sớm triển khai dự án nhà máy nước sạch trên địa bàn...

Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

Phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Duy Cường: Đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm đến các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, đặc biệt là việc hỗ trợ giống đảm bảo năng suất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ổn định.

Đối với tờ trình dự thảo nghị quyết về chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố, các đại biểu đề nghị tỉnh nghiên cứu bố trí thêm cán bộ không chuyên trách, đặc biệt là ở những vùng đặc thù và có chính sách cải thiện phụ cấp cho đội ngũ này.

Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

Phó trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thúy Nga: Cần ban hành các văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định của Nghị định 77 và Luật Đầu tư công sửa đổi 2019.

Đối với lĩnh vực giáo dục, cần chỉ đạo quyết liệt việc giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, đảm bảo tỷ lệ giáo viên theo quy định để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học; ban hành hướng dẫn việc thực hiện Thông tư 16 của Bộ GD&ĐT về xây dựng cơ sở vật chất trường học và kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành về kết quả thực hiện Thông báo 683 của tỉnh.

Đối với chính sách hỗ trợ giảm nghèo, cần có quy định các mức hỗ trợ theo ngân sách của tỉnh, huyện để cải thiện cuộc sống cho người nghèo và có chính sách hỗ trợ cho những đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo khi họ không nằm trong các đối tượng bảo trợ.

Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải - Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh bầu tại huyện Can Lộc đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Các kiến nghị, đề xuất sẽ được tổng hợp, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh.

* Sáng 10/7, Tổ đại biểu HĐND tỉnh bầu tại thị xã Hồng Lĩnh tổ chức thảo luận về các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa XVII sắp tới. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền cùng dự.

Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

Tại buổi thảo luận, đại biểu đánh giá cao những kết quả đạt được trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà đạt được trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, vẫn còn có một số tồn tại như: việc chỉ đạo triển khai xây dựng đề án Y tế (thành lập Trung tâm y tế), Đề án phát triển giáo dục còn chậm; việc hướng dẫn về xã hội hóa giáo dục còn lúng túng; một số chủ trương chưa sát nhập thực tiễn như giảm cán bộ cấp xã, thực hiện 1 kế toán cho 3 trường...

Đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 96/2018 của HĐND tỉnh về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, các đại biểu cho rằng tỷ lệ giáo viên cốt cán một số địa phương còn khó khăn do số lượng ít.

Ở Hồng Lĩnh hiện nay, cấp THCS chỉ có 7 người (7 môn), nên có một số môn sẽ không đảm bảo, đề nghị xem xét bổ sung đảm bảo mỗi môn tối thiểu một người. Việc giao quyền tự chủ về tài chính và bộ máy tổ chức sẽ gây lúng túng cho các nhà trường, mà yêu cầu đến năm 2021 phải đạt được chỉ tiêu đề ra, đề nghị phải sớm có phương án hướng dẫn triển khai cụ thể. Đề nghị xem xét định mức giáo viên mầm non nên để tỷ lệ 2.0.

Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đào Thị Anh Nga: Đề nghị bổ sung số lượng doanh nghiệp, HTX đã giải thể vào báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2019.

Về Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng và học sinh, sinh viên đi du học nghề giai đoạn 2019 - 2021, đại biểu cho rằng sẽ khó xác định các đối tượng có mức sống trung bình và đề xuất nên hỗ trợ các doanh nghiệp nhận người lao động là đối tượng tù tha, cai nghiện phục hồi trở về.

Đối với Nghị quyết quy định một số chế độ, chính sách về phát triển bóng đá Hà Tĩnh đến năm 2030 và những năm tiếp theo, đề nghị quy định rõ nguồn ngân sách cấp cho chế độ cho các tuyến lớp nghiệp dư ở cơ sở; kinh phí hỗ trợ mở các lớp đào tạo phải từ nguồn ngân sách của tỉnh; quan tâm hỗ trợ kinh phí để cải tạo các sân vận động của các huyện, thị, thành.

Liên quan đến Nghị quyết sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố tại một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, đối với tổ chức hội nên sát nhập lại và thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở và theo hướng tự chủ kinh phí; cần có cơ chế hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho cán bộ sau sáp nhập.

Với Nghị quyết bổ sung một số chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh, đề nghị bỏ Điều 3; rà soát lại từ ngữ về hộ sản xuất nông nghiệp có thu nhập trung bình hay hộ gia đình có thu nhập trung bình vì hộ gia đình có thu nhập trung bình rất khó xác định.

Phát biểu tại buổi thảo luận, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền cho rằng, các nội dung trình tại kỳ họp HĐND tỉnh lần này đã được các đơn vị chuẩn bị chu đáo, sát với thực tiễn và mang tính khả thi cao.

Thấm sâu chủ trương, tạo đồng thuận trong sáp nhập xã

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trao đổi thêm các nội dung liên quan đến Nghị định 34/2019/NĐ-CP, các chính sách phát triển bóng đá, một số chính sách thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững… và thông tin thêm một số nội dung liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast