Tìm giải pháp giảm lũ tổng thể, lâu dài cho Hương Khê

(Baohatinh.vn) - Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng đề nghị huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và các sở, ngành, đơn vị phối hợp tìm phương án giảm lũ, cắt lũ tổng thể, lâu dài trên địa bàn.

Tìm giải pháp giảm lũ tổng thể, lâu dài cho Hương Khê

Chiều 4/11, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng đoàn công tác đi kiểm tra một số công trình thủy lợi, điểm sạt lở đất trên địa bàn huyện Hương Khê và có buổi làm việc với địa phương về công tác khắc phục hậu quả, giải pháp ứng phó thiên tai.

Cùng đi có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, Đại tá Nguyễn Xuân Thắng – Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh và lãnh đạo các đơn vị liên quan.

Tìm giải pháp giảm lũ tổng thể, lâu dài cho Hương Khê

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và đoàn đoàn công tác kiểm tra đập Tắt, xã Hòa Hải.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và đoàn công tác đã đến kiểm tra đập Tắt (xã Hòa Hải), điểm sạt lở đất gần khu vực nhà máy nước tại thôn Phố Hòa (xã Gia Phố) và hồ Thủy điện Hố Hô.

Sau khi đi kiểm tra, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì buổi làm việc với huyện Hương Khê về công tác khắc phục hậu quả và giải pháp ứng phó với thiên tai.

Theo báo cáo của UBND huyện Hương Khê, toàn huyện có 23 công trình hồ, đập do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý và 134 công trình do địa phương quản lý. Trong đó, nhiều công trình hồ, đập có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ.

Tìm giải pháp giảm lũ tổng thể, lâu dài cho Hương Khê

Đoàn công tác đến kiểm tra tại hồ Thủy điện Hố Hô.

Trong đợt mưa lũ vừa qua, huyện Hương Khê có 2 công trình bị vỡ thân đập (đập Tắt, xã Hòa Hải và đập Sắn, xã Gia Phố); một số tràn xả lũ bị sạt lở (đập Khe Ruộng, xã Hương Đô; đập Hà Thông, xã Hương Xuân; đập Nhà Tầu, xã Hương Trạch; đập Khe Vạng, xã Hương Liên; đập Khe Trẹ, xã Phú Gia; đập Khe Cọi, xã Hà Linh; hồ Cây Chanh, xã Hương Trạch). Ước tính tổng thiệt hại đợt mưa lũ vừa qua trên 150 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Hương Khê kiến nghị lãnh đạo tỉnh xem xét, hỗ trợ kinh phí sửa chữa đập Tắt (khoảng 13 tỷ đồng), đập Sắn (khoảng 10 tỷ đồng). Hỗ trợ kinh phí xứ lý sạt lở mái taluy dương tuyến đường Phúc Trạch - Hương Liên và tu bổ các tuyến: đường từ đường Hồ Chí Minh vào xã Hương Thủy; Tỉnh lộ 553; đường đi bản Rào Tre, xã Hương Liên; đường vào khu trang trại Khe Mây, xã Hương Đô...

Tìm giải pháp giảm lũ tổng thể, lâu dài cho Hương Khê

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng nghe lãnh đạo huyện Hương Khê báo cáo tình hình sạt lở đất tại thôn Phố Hòa, xã Gia Phố.

Hỗ trợ các xã Hà Linh, Điền Mỹ kinh phí khắc phục sạt lở lề đường các tuyến giao thông do xã quản lý phục vụ nghiệm thu xã đạt chuẩn nông thôn mới; hỗ trợ 100% giống sản xuất vụ đông cho Nhân dân (phần diện tích bị thiệt hại do mưa lũ).

Xem xét cho thanh lý Nhà máy nước Gia Phố và thực hiện san, hạ đất chống sạt lở để đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng cho người dân, nhất là 8 hộ dân sinh sống dưới chân nhà máy nước (sau khi đấu nối công trình nhà máy nước Phú Gia và 8 xã phụ cận vào đường ống nhà máy nước Gia Phố).

Tìm giải pháp giảm lũ tổng thể, lâu dài cho Hương Khê

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận một số giải pháp hỗ trợ huyện Hương Khê khắc phục hậu quả lũ lụt; bàn giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập, điểm nguy cơ sạt lở và các giải pháp bền vững để cắt lũ, giảm lũ trên địa bàn huyện.

Tìm giải pháp giảm lũ tổng thể, lâu dài cho Hương Khê

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh: Đề nghị huyện Hương Khê và các sở, ngành phối hợp để sớm có đề xuất phương án xây dựng giải pháp tổng thể phòng chống lũ cho huyện Hương Khê.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cho rằng, mặc dù các cơ quan, đơn vị đã có thông tin dự báo thiên tai khá kịp thời nhưng mưa lũ vẫn gây ra nhiều thiệt hại nặng nề trên địa bàn huyện Hương Khê.

Sau lũ lụt, các đơn vị, cấp, ngành và địa phương đã phối hợp thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp khắc phục hậu quả. Trong đó, huyện Hương Khê đã chủ động hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, đặc biệt là công tác hỗ trợ tìm kiếm người dân mất tích trong mưa lũ.

Tìm giải pháp giảm lũ tổng thể, lâu dài cho Hương Khê

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng phát biểu chỉ đạo buổi làm việc.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị huyện Hương Khê tiếp tục triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai. Trong đó quan tâm hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, nhất là các gia đình có người mất trong lũ. Đồng thời, thực hiện tiêu độc khử trùng, chống dịch bệnh; tập trung cao khôi phục sản xuất.

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, để có giải pháp bền vững, lâu dài, cần xem xét, nghiên cứu và trồng các loại cây lâm nghiệp có vai trò giữ nước. Đặc biệt, huyện và các sở, ngành, đơn vị phối hợp xây dựng phương án giảm lũ, cắt lũ tổng thể, lâu dài để đề xuất với Bộ NN&PTNT trong thời gian tới. Đề nghị ngành NN&PTNT bám sát và có chỉ đạo địa phương trong điều tiết nước tại các hồ, đập thủy lợi phù hợp trong mùa mưa lũ.

Về công trình Thủy điện Hố Hô, huyện Hương Khê cần nghiên cứu, đề xuất phương án giảm lũ trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp trong chuyến công tác tại Hà Tĩnh cuối tháng 10 vừa qua. Riêng Nhà máy Thủy điện Hố Hô khẩn trương triển khai dọn dẹp vệ sinh sau lũ, đảm bảo môi trường và giảm áp lực cho thân đập.

Về điểm nguy cơ sạt lở tại xã Gia Phố, các sở, ngành phối hợp với địa phương tham mưu các giải pháp hiệu quả.

Đọc thêm

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khuyến cáo, công dân Việt Nam không đến Ukraine, trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.