Huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã tuyên truyền, kêu gọi người dân từng đến chợ đầu mối Vinh (Nghệ An) tự giác khai báo y tế, chủ động phòng, chống dịch COVID-19.
Khi đang thực hiện hành vi trộm cắp tại chợ Phố Châu, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), Nguyễn Thị Hồng (SN 1960, trú tại TP. Đồng Hới, Quảng Bình) đã bị lực lượng bảo vệ chợ bắt quả tang.
Sau một thời gian dài tăng giá và “neo” ở mức cao do ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, những ngày gần đây, giá rau, củ tại chợ dân sinh ở Hà Tĩnh đã có phần “hạ nhiệt” so với những ngày trước đó.
Chỉ trong vòng nửa tháng, giá lợn hơi tăng cao kéo theo giá thịt lợn thành phẩm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng thực phẩm tại Hà Tĩnh tăng từ 20 - 30 nghìn đồng/kg.
Mặc dù năng suất chanh năm nay (trung bình khoảng 12 tấn/ha) cao hơn so với mọi năm nhưng bà con nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang - Hà Tĩnh) vẫn không vui, vì chanh năm nay “rớt” giá và “ế” hàng.
Hơn 1 tháng phải khoác lên mình bộ đồ bảo hộ y tế để lấy mẫu xét nghiệm dưới cái nắng gay gắt mãi là quãng thời gian không thể nào quên đối với những “chiến sỹ áo trắng” ở Hà Tĩnh.
Qua điều tra dịch tễ, 1 trường hợp F1 của ca dương tính với virus SARS-CoV-2 phát hiện sáng nay (28/6) ở Thạch Long (Thạch Hà) có giao dịch buôn bán tại khu vực chợ rau và chợ đêm ở chợ TP Hà Tĩnh.
Sau khi chuyển từ thiết lập vùng cách ly y tế sang giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiều tiểu thương đã mở hàng kinh doanh trở lại, thị trường thực phẩm tươi sống ở các chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh đa dạng.
Thông tin từ Phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương Hà Tĩnh), nhìn chung, các loại thực phẩm tươi sống tại chợ dân sinh ở TP Hà Tĩnh đang có giá cơ bản ổn định, chỉ có một số mặt hàng tăng nhẹ do việc vận chuyển khó khăn hơn trước.
Trước ngày thực hiện cách ly toàn xã hội, do lo lắng, một số người dân Hà Tĩnh đã mua hàng hóa tích trữ. Thế nhưng, nhờ tuyên truyền hiệu quả, tình trạng này đã sớm được khắc phục. Người dân giờ chỉ mua hàng đủ dùng bởi nguồn cung dồi dào, ổn định về giá.
Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh Hà Tĩnh về việc tạm dừng hoạt động tất cả cửa hàng, dịch vụ không thiết yếu đến hết ngày 15/4, sáng nay, tại chợ Bộng - xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, không khí mua bán đã không còn sôi động.
Sáng 2/4, gần 40 tiểu thương bán hàng rau tại chợ TP. Hà Tĩnh đã quyên góp 1,5 tấn rau, củ, quả dành tặng cho các điểm cách ly trên địa bàn thông qua đơn vị tiếp nhận là Bộ CHQS tỉnh.
Bên cạnh việc rửa tay sát khuẩn thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng thì việc giữ khoảng cách cũng là một trong những giải pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, việc giãn cách tối thiểu 2m tại nơi công cộng còn đang bị xem nhẹ.
Những ngày cận tết Canh Tý, tại chợ cá Hôm Trang, xã Thạch Kim (Lộc Hà) xuất hiện nhiều loại cá ngon đánh bắt ở biển Hà Tĩnh như: cá thu, cá mú, cá bớp... với trọng lượng từ 6 - 8 kg, có giá lên tới 1,5 - 2 triệu đồng/con.
Với 30 gian hàng bày bán các sản phẩm nông nghiệp được quy tụ trên địa bàn toàn tỉnh, phiên chợ nông sản được tổ chức tại chợ Bình Hương (Thạch Trung -TP Hà Tĩnh) vào ngày 28, 29/12 được kỳ vọng sẽ tạo nên một kênh quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.
Đi chợ thời “bão giá” với các bà nội trợ hẳn là một cuộc tính toán đầy chi li. Nhiều người đã phải tìm đủ cách để sao cho bữa cơm gia đình tươm tất mà không bị vượt quá định mức tiêu dùng.
Trong lúc bà Hải đang bán hàng cho khách, bà H. đi xe máy tới và đề cập chuyện con trai bà Hải nợ tiền chưa trả. Sau một lúc lời qua tiếng lại, bà H. đã xô đổ số trái cây trên sạp ở chợ Hà Tĩnh của bà Hải xuống nền gạch làm hư hỏng nhiều loại.
Sau 2 đợt bốc thăm vào các ngày 8/9 và 22/11, đến thời điểm hiện tại, đã có 330 hộ kinh doanh tại chợ Thạch Hà (thị trấn Thạch Hà - Thạch Hà - Hà Tĩnh) được bố trí điểm bán. Theo kế hoạch, đến tháng 12/2019, chợ sẽ đi vào hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân.
Giá thịt lợn trên địa bàn Hà Tĩnh đang tăng cao ở mức kỷ lục, buộc nhiều người dân phải chuyển hướng lựa chọn các loại thực phẩm khác hoặc “thắt lưng buộc bụng” cắt giảm khẩu phần thịt và các sản phẩm từ thịt.
Nguồn cung hạn chế do ảnh hưởng của “cơn bão” dịch tả lợn châu Phi, những ngày gần đây, giá thịt lợn tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Tĩnh đang tăng nhanh và liên tục “nhảy” giá khiến tiểu thương và người tiêu dùng “chóng mặt”.
Hợp tác xã Đầu tư xây dựng quản lý và khai thác chợ Lộc Hà phối hợp với UBND xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vừa tổ chức đưa chợ Mai Phụ với tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đi vào hoạt động.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển chợ toàn quốc của Bộ Công thương giai đoạn 2025 - 2030, Hà Tĩnh chỉ có duy nhất một chợ đầu mối thủy sản ở Cẩm Xuyên. Tuy vậy, hiện nay, một số địa phương đang đề xuất bổ sung các chợ đầu mối để tích hợp vào quy hoạch tổng thể KT-XH Hà Tĩnh đang xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại - dịch vụ của tỉnh nhà.
Với tâm lý “Cả năm một rằm tháng Bảy, cả thảy một rằm tháng Giêng”, những ngày gần đây, người dân Hà Tĩnh đã bắt đầu đi sắm lễ để báo ơn tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hoà, sức khoẻ cho cả gia đình.
Giữa “bão” dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), thịt lợn sạch, có dấu kiểm định của cơ quan chức năng đang được người tiêu dùng Hà Tĩnh ưu tiên lựa chọn cho bữa ăn của gia đình, góp phần tích cực cùng người chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn.
3h sáng nay (23/6), đoàn kiểm tra liên ngành huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã tiến hành kiểm tra các quầy hàng bán thịt lợn tại các chợ trên địa bàn. Đoàn phát hiện và lập biên bản 3 trường hợp vi phạm, xử phạt số tiền gần 3 triệu đồng.
Để phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, Trung tâm chuyển giao KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vừa triển khai phun 1.714 lít hóa chất nhằm tiêu độc khử trùng tại các khu vực chuồng trại, khu giao thương kinh doanh buôn bán thực phẩm tươi sống trong toàn huyện.