Mỗi người dân Hà Tĩnh hãy ý thức giữ khoảng cách 2m nếu phải giao tiếp

(Baohatinh.vn) - Bên cạnh việc rửa tay sát khuẩn thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng thì việc giữ khoảng cách cũng là một trong những giải pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, việc giãn cách tối thiểu 2m tại nơi công cộng còn đang bị xem nhẹ.

Mỗi người dân Hà Tĩnh hãy ý thức giữ khoảng cách 2m nếu phải giao tiếp

Bất chấp khuyến cáo, người dân vẫn chen nhau mua hàng tại chợ Gon (huyện Cẩm Xuyên)

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vi rút SARS-CoV-2 chủ yếu lây lan qua các giọt bắn (nước bọt, nước mũi bị văng ra khi ho, hắt hơi...) của người bệnh và có thể văng xa tới 2m. Do đó, bên cạnh sử dụng khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn là cách hạn chế lây nhiễm.

Bộ Y tế Việt Nam cũng thường xuyên nhắc nhở mọi người, tuy nhiên, tại các điểm công cộng, đặc biệt là các chợ dân sinh ở Hà Tĩnh việc đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu khi mua sắm của người dân dường như vẫn còn nhiều vi phạm.

Chị Ngọc Anh ở phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Những ngày đầu khi dịch bệnh COVID-19 mới bùng phát, khi đi chợ tôi thấy nhiều bà nội trợ, tiểu thương dường như còn chưa biết bảo vệ mình và cộng đồng. Họ hồn nhiên không dùng khẩu trang, không sát khuẩn… Sau khi dịch bùng phát mạnh, mặc dù nhiều người đã có ý thức hơn trong việc đeo khẩu trang nhưng chưa giữ khoảng cách an toàn giữa người bán với người mua, hay giữa người mua với nhau”.

Mỗi người dân Hà Tĩnh hãy ý thức giữ khoảng cách 2m nếu phải giao tiếp

Nhiều bạn trẻ đeo khâu trang rèn luyện sức khỏe tại nơi công cộng nhưng lại không giữ khoảng cách với nhau (Ảnh chụp tại quảng trường TP Hà Tĩnh ngày 30/3)

Trong khi đó, anh Vũ Văn Hà (phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) cho rằng: “Trước việc người dân chen chúc nhau mua hàng tại các chợ, cửa hàng tiện lời thì tôi nghĩ cần có biện pháp xử lý việc giữ khoảng cách tại các điểm công cộng như xử phạt việc không đeo khẩu trang; có như vậy mới hình thành được ý thức tự giác trong lúc dịch bệnh đang nguy hiểm như thế này”.

Chung tay cùng cả nước phòng, chống COVID-19, từ ngày 28/3, hàng loạt các cơ sở kinh doanh không cần thiết tại Hà Tĩnh đã tạm thời đóng cửa. Tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích kinh doanh thực phẩm, hoa quả, xăng dầu…, các doanh nghiệp đã tích cực triển khai hàng loạt biện pháp như: Trang bị dung dịch sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt, phát khẩu trang cho khách hàng… Đặc biệt, tiên phong trong việc giữ khoảng cách tại nơi công cộng cho người dân địa phương, siêu thị Vinmart Hà Tĩnh (tầng 3, tòa nhà Vincom Plaza Hà Tĩnh) đã dán kẻ phân cách cho khách hàng tại các quầy thanh toán.

Mỗi người dân Hà Tĩnh hãy ý thức giữ khoảng cách 2m nếu phải giao tiếp

Vạch kẻ phân cách cho người dân tại quầy thanh toán của siêu thị Vinmart Hà Tĩnh

Cụ thể, 12 quầy thanh toán tại siêu thị Vinmart Hà Tĩnh đều được dán kẻ phân cách cho người dân xếp hàng thanh toán. Việc làm này không chỉ là một trong những biện pháp đảm bảo phòng ngừa dịch bệnh mà còn giúp người dân hạn chế xô đẩy, ùn tắc tại nơi công cộng.

Mỗi người dân Hà Tĩnh hãy ý thức giữ khoảng cách 2m nếu phải giao tiếp

Người dân đã ý thức hơn trong việc giữ khoảng cách tại nơi công cộng để chống dịch Covid-19 nhờ những vạch kẻ do siêu thị bố trí.

Anh Võ Công Hải (Giám đốc siêu thị Vinmart Hà Tĩnh) cho biết: “Để cùng với Chính phủ và người dân đẩy lùi đại dịch Covid-19 một cách hiệu quả, siêu thị chúng tôi đã áp dụng biện pháp như sơn vạch, kẻ phân cách để giữ khoảng cách an toàn cho khách hàng. Nhìn chung, người dân khi tới siêu thị cũng đã chấp hành đầy đủ các quy định. Nếu có khách hàng “lơ là” vượt qua giới hạn khoảng cách, nhân viên sẽ nhắc nhở để mọi người chú ý hơn”.

Ngày 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chỉ thị số 16, trong đó có yêu cầu thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp. Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự giác, nghiêm túc chấp hành và thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.