Chủ nhân bán hớ đồ cổ hàng triệu USD thành 157 USD

Cặp vợ chồng lớn tuổi kiện người buôn đồ cổ tội lừa đảo, khi mua chiếc mặt nạ hàng triệu USD của họ với giá rẻ.

Hôm 3/10, tờ Le Monde đưa tin cặp vợ chồng (giấu tên) yêu cầu tòa phúc thẩm ở Nimes xem xét, giúp họ được bồi thường.

Theo người chồng, ông sở hữu chiếc mặt nạ châu Phi do ông nội - thống đốc thuộc địa ở châu Phi - mang đến Pháp từ nhiều năm trước. Năm 2021, khi dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị bán đồ không dùng tới trong gara, hai vợ chồng phát hiện chiếc mặt nạ. Tháng 9/2021, họ bán nó với giá 157 USD cho người buôn đồ cổ địa phương sau khi hai bên thỏa thuận. Vài tháng sau, họ đọc được thông tin trên báo chiếc mặt nạ đã được người này bán với giá 4,4 triệu USD tại một phiên đấu ở Montpellier.

Chủ nhân bán hớ đồ cổ hàng triệu USD thành 157 USD

Chiếc mặt nạ Ngil của người Fang tại Gabon được bán đấu giá ngày 26/3/2022 tại Montpellier, đạt 4,4 triệu USD. Ảnh: AFP

Hôm 28/6, tòa phúc thẩm đã ra lệnh đóng băng số tiền bán đấu giá cho đến khi sự việc được điều tra và làm sáng tỏ. Lập luận của tòa dựa trên nhận định người buôn đồ cổ có thể đã không trung thực khi xem xét giá trị thực của cổ vật.

Thay vì trưng bày chiếc mặt nạ trong cửa hàng của mình, sau khi mua nó từ cặp vợ chồng, anh đã lập tức liên hệ với ba nhà đấu giá ở Pháp để ước tính giá trị. Người cuối cùng anh liên hệ là một chuyên gia về đồ tạo tác châu Phi. Người này đã phân tích chiếc mặt nạ bằng phương pháp đo phổ khối và xác định niên đại bằng carbon-14. Sau đó, một chuyên gia dân tộc học và một người thuộc bộ tộc Fang đã xem xét và kết luận nó là mặt nạ Ngil được làm từ thế kỷ 19. Sau đó, mặt nạ được ước tính 300.000 - 400.000 euro, rao bán trong phiên đấu giá hồi tháng 3/2022.

Mặt nạ Ngil là tác phẩm nghệ thuật có nguồn gốc từ thời nguyên thủy thuộc văn hóa bộ tộc Fang của quốc gia Gabon, châu Phi, được sử dụng trong đám cưới, đám tang và các nghi lễ khác. Người Fang làm mặt nạ Ngil từ gỗ, kết hợp cao lanh. Theo Artnews , chưa tới 10 chiếc mặt nạ Ngil được trưng bày trong các viện bảo tàng trên toàn thế giới.

Người buôn đồ cổ ban đầu đề nghị bồi thường cho cặp vợ chồng khoảng 315.000 USD, tuy nhiên con gái của cặp vợ chồng phản đối.

Theo VNE

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.