Chùa cổ Trúc Lâm Thanh Lương

(Baohatinh.vn) - Nằm yên bình giữa làng quê, đối diện với cánh đồng lúa xanh bát ngát, chùa Trúc Lâm Thanh Lương (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã trở thành một trong những địa chỉ tâm linh, nơi chứa đựng tinh thần từ bi hỷ xả của người dân.

chua co truc lam thanh luong

Chùa Trúc Lâm Thanh Lương nằm yên bình giữa làng quê.

Chùa Trúc Lâm Thanh Lương xưa có tên là Thanh Quang tự, xây dựng từ thời hậu Lê do cụ tổ dòng họ Phạm Nhật khai sáng và tu hành. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa xưa trở thành phế tích. Đến năm 2008, một số cư sĩ là hậu duệ của cụ tổ khai sơn chùa Thanh Quang đã về đầu tư trùng tu lại chùa và đổi tên thành Trúc Lâm Thanh Lương.

chua co truc lam thanh luong

Toàn cảnh chùa Trúc Lâm Thanh Lương

Đại đức Thích Tâm Quang, trụ trì chùa cho biết: “Chùa được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim với kiến trúc nội công ngoại quốc ngay trên nền cũ. Mảnh đất thu giữ được khí thiêng của trời đất, gắn bó mật thiết với hồ ao và vườn cây, vườn cảnh, tạo khối hình hoành tráng giữa thiên nhiên. Mặt chùa quay hướng Nam, đó là hướng bát nhã (trí tuệ), phát triển thiện tâm. Dù mới phục dựng và mở rộng nhưng chùa Trúc Lâm Thanh Lương vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ của các ngôi chùa Phật giáo”.

chua co truc lam thanh luong

Tháp khánh

Dưới sự hướng dẫn của Đại đức Thích Tâm Quang, hoạt động của chùa Trúc Lâm Thanh Lương đã đánh dấu một bước tiến mới trong sự nghiệp chấn hưng, phát triển Phật giáo ở vùng quê nghèo Lộc Hà. Hàng năm, nhà chùa đều tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, thu hút sự tham gia của hàng nghìn phật tử trong và ngoài tỉnh, trong đó, khóa tu mùa hè là hoạt động thiết thực nhất.

chua co truc lam thanh luong

Hai bên chùa còn có dãy hành lang thờ các vị La Hán

Đại đức Thích Tâm Quang cho biết: “Việc định hướng giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻ bằng tư tưởng Phật giáo rất quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Tại các khóa tu, khóa sinh sẽ được sống trong không gian thanh tịnh. Sáng ra lạy Phật thiền hành, chiều xuống nghe thầy giảng pháp, tối tối tụng kinh báo hiếu... Cùng với việc nghe các nhà sư giảng về 4 ân (đất nước, tam bảo, cha mẹ và những người tốt trong cuộc sống), các khóa sinh còn được tham gia tìm hiểu Phật pháp, qua đó, giúp các em thu nhận những bài học giản đơn nhưng đầy ý nghĩa. Các em sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân, với mọi người xung quanh mình”.

“Chùa được phục dựng lại và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa đã mang đến cho người dân chúng tôi niềm tự hào khi có một địa chỉ tâm linh và cũng là chỗ dựa trong đời sống tinh thần” - ông Nguyễn Đức Thực, một phật tử ở thôn Thanh Lương (Phù Lưu) chia sẻ.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Xuất phát từ ý tưởng lưu giữ lại những những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương, xã Bình An, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) trong 50 năm đã dày công sưu tầm hàng ngàn hiện vật, tài liệu, bút tích quý hiếm.
 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.