Chuyện những người sợ… Tết!

(Baohatinh.vn) - Tết Nguyên đán đang đến thật gần. Trong niềm vui của nhiều người, còn có nỗi lo của không ít chị em phụ nữ. Thay vì được xả hơi theo đúng nghĩa của từ “nghỉ tết”, chị em đang phải gồng mình lên với muôn vàn công việc của “vợ hiền, dâu đảm”.

“Một cái tết nữa lại đến. Ai ham tết chứ tui thì sợ quá đi thôi!”. Một dòng trạng thái ngắn ngủi của chị Hoa (nhân viên văn phòng tại phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) vừa đăng lên facebook đã có vài chục bình luận sôi nổi. Đa phần là các chị em cùng ý kiến, cho rằng, đó không phải là cảm giác của mỗi mình chị Hoa mà nhiều người cũng sợ tết.

Chị Hoa than thở, 10 năm lấy chồng thì 7 năm liền phải trải qua những ngày tết đầu tắt mặt tối. Từ nửa tháng trước tết đã phải chạy chợ tích trữ mọi thứ rồi quẩn quanh trong bếp nấu nướng cỗ bàn cho tới khi hết… tết. “Làm cả năm chờ đúng tết mà nghỉ ngơi, sắm sửa làm đẹp, du xuân, điều này có lẽ chỉ có trong giấc mơ” - chị Hoa than thở.

chuyen nhung nguoi tet

Tết để nghỉ ngơi nhưng với không ít chị em, đây là khoảng thời gian bận bịu với những lễ nghi truyền thống

Chung tình cảnh, chị Yến (kinh doanh tự do) kể: “Nhớ lại năm đầu làm dâu, tôi cũng tất bật lo lắng sắm sửa cho dịp tết, nào chúc tết rồi ra mắt họ hàng, bà con làng xóm, đi hết nhà này sang nhà khác. Hai vợ chồng suốt ngày đi lại ngoài đường, ăn uống qua quýt. Chưa kể hơn chục mâm cỗ vừa tàn, một đống bát đĩa lại ngổn ngang. Xong xuôi thì cũng ê ẩm hết cả người. Rút kinh nghiệm, năm nay chị bàn với chồng ăn tết ở quê từ ngày mồng 2 vì bầu bí và cũng bận sửa soạn cho tổ ấm riêng của mình.”

Tết còn chưa bắt đầu nhưng nhiều chị em công sở đã lo ngay ngáy vì lịch nghỉ của học sinh quá dài, trong khi đó, người giúp việc rậm rịch đòi về quê. Họ hàng hai bên nhắc nhở chuyện lễ tết về ngày nào, thăm ai… Đó là chưa nói tới những công việc sắm sửa, nội trợ đang sắp hàng mà tận tới ngày 29 tết các cơ quan mới chính thức nghỉ tết.

Sở dĩ gọi là “nghỉ tết”, “ăn tết” là bởi vào dịp đầu xuân năm mới, quanh năm làm lụng vất vả, người ta muốn có thời gian nghỉ ngơi, thăm hỏi nhau, cùng ăn những món ăn ngon truyền thống, sum họp bên gia đình. Tuy nhiên, ngày tết cổ truyền, người phương Đông có khá nhiều nghi lễ văn hóa nên đòi hỏi người phụ nữ trong mỗi gia đình phải đảm đang lo toan. Vì vậy, người đàn ông nên cùng chia sẻ việc nhà với vợ để những người phụ nữ có một cái tết thảnh thơi hơn và có thể tận hưởng những ngày nghỉ tết đúng nghĩa bên gia đình.

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.