Coi chừng, chúng ta bị theo dõi!

Bạn vừa cài một ứng dụng tìm chỗ đỗ xe hay ứng dụng dự báo thời tiết, thường các ứng dụng này sẽ hỏi bạn có cho phép chúng theo dõi vị trí của bạn thông qua định vị GPS hay không. Để thuận tiện bạn thường cho phép và tặc lưỡi chúng có biết cũng không sao vì nhờ đó mà chúng chỉ ngay nơi đỗ xe gần nhất.

Coi chừng, chúng ta bị theo dõi!

Điều nhiều người không biết là các ứng dụng theo dõi vị trí của bạn có thể bán thông tin về lộ trình di chuyển hàng ngày của bạn cho bên thứ ba, thường là bán cho nhà quảng cáo để tung quảng cáo cho trúng đích. Lộ trình này có thể chính xác đến từng mét và được cập nhật liên tục, có khi cứ hai giây một lần. Đây là phát hiện của tờ New York Times trong một bài phóng sự về nguy cơ lộ thông tin cá nhân thông qua các ứng dụng có theo dõi vị trí người dùng.

Hiện ở Mỹ có ít nhất 75 doanh nghiệp chuyên kinh doanh dữ liệu vị trí người dùng, nhiều doanh nghiệp khoe đang nắm từng bước động tĩnh của 200 triệu người dùng thiết bị di động tại nước này. New York Times có cơ hội tiếp cận một cơ sở dữ liệu như thế của một doanh nghiệp, cho thấy từng chi tiết đi lại, dịch chuyển của người dùng chính xác đến từng mét, có trường hợp mỗi ngày được cập nhật đến 14.000 lần.

Các doanh nghiệp này bán dữ liệu cho các nhà quảng cáo, các nhà bán lẻ, thậm chí cả các quỹ đầu cơ muốn tìm hiểu về khách hàng của họ. Đây là một thị trường đang nóng vì doanh thu của riêng ngành quảng cáo nhắm đến vị trí của khách hàng đã lên đến 21 tỉ đô la trong năm nay. Quảng cáo nhắm đến vị trí của khách có thể ở dạng đơn giản như thấy ai thường vào tiệm bán thức ăn nhanh thì dội bom quảng cáo cho MacDonald’s hay tinh vi hơn như lọc những người vừa vào phòng cấp cứu của bệnh viện để chuyển quảng cáo cho luật sư chuyên lo các vụ kiện tụng.

Nói cho ngay những nơi mua dữ liệu thường tập trung vào quy luật chứ không nhắm vào danh tính khách hàng. Để dội bom quảng cáo cho đúng đối tượng, họ gắn vị trí của một người không phải với tên tuổi mà với một mã số nhận dạng. Thế nhưng chỉ cần tiếp xúc dữ liệu thô người ta vẫn có thể biết ai là ai ngay, chẳng hạn theo dõi lộ trình để biết nhà ở đâu, làm chỗ nào… Các nơi thu thập dữ liệu nói đã xin phép người dùng nhưng thực tế người dùng chỉ biết họ cho phép ứng dụng thu thập chứ đâu biết ứng dụng sẽ bán hay chia sẻ thông tin của họ cho bên thứ ba.

Thử tượng tượng khi cần điều tra, người ta sẽ biết ngay một nhân vật cụ thể nào đó có thường đi khám bác sĩ tâm thần không, có thường đến dự các lớp cai nghiện không, sau giờ làm thường ghé đâu, trong thời gian bao lâu… Đó là quyền riêng tư của mọi người, hiện có khả năng bị xâm phạm mà không ai hay biết.

Trong thực tế hiện nay dữ liệu vị trí người dùng thường được dùng để phân tích chiến lược bán hàng. Ví dụ một người dù lên mạng tìm các công thức nấu ăn các món lành mạnh nhưng trong đời thật lại thích ăn thức ăn nhanh. Kết hợp hai thông tin này, nhà bán lẻ sẽ có một loại chân dung khách hàng cần có chiến lược riêng.

Các công ty chuyên thu thập dữ liệu vị trí người dùng thường thu xếp để nơi phát triển ứng dụng chèn các đoạn mã báo cáo vị trí người dùng vào ứng dụng. Theo một hãng phân tích lĩnh vực di động, hiện có hơn 1.000 ứng dụng phổ biến có chứa các đoạn mã như thế, ứng dụng trên hệ điều hành Android của Google chiếm đa số; trên iOS của Apple ít hơn.

Tờ New York Times mổ xẻ thử 20 ứng dụng họ nghi ngờ; tổng cộng 17 ứng dụng đã gửi vị trí người dùng đến chừng 70 doanh nghiệp. Chẳng hạn ứng dụng thời tiết WeatherBug trên iOS gửi dữ liệu đến 40 công ty. WeatherBug do GroundTruth phát triển có xin phép người dùng và nói thông tin đó dùng để cá nhân hóa các quảng cáo.

Cách tắt chức năng theo dõi vị trí

iOS: Vào Setting, vào Privacy, vào Location Services Ở dưới bạn sẽ thấy danh sách các ứng dụng đang sử dụng chức năng theo dõi vị trí. Chọn ứng dụng muốn thay đổi, chọn Never nếu không muốn nó theo dõi vị trí của bạn; chọn While Using App để cho phép nó theo dõi khi bạn sử dụng ứng dụng và chọn Always nếu muốn cho phép nó theo dõi ngay cả khi không sử dụng.

Android: Vào Setting, vào Security & location, vào Location, chọn App-level permissions Bạn cũng sẽ thấy danh sách các ứng dụng đang theo dõi vị trí của bạn; không muốn cái nào thì tắt cái đó. Android không có ba mức chọn lựa như iOS.

Theo Kinh tế Sài Gòn

Đọc thêm

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Một nguyên mẫu iPhone được cho là phiên bản thử nghiệm tính năng nút cảm ứng, dùng logo biểu tượng Vesica Piscis thay quả táo.
Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Đến năm 2028, 90% smartphone giá trên 250 USD sẽ trang bị những tính năng AI tạo sinh, vốn chỉ đang có mặt trên các dòng cao cấp.
iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

Dù chưa có tin đồn xác thực, ảnh chụp mô hình của iPhone SE 4 cho thấy có khả năng mẫu iPhone giá rẻ có thêm phiên bản màn hình lớn với kích thước 6,7 inch.
Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Gói 5G thấp nhất giá 135.000 đồng, cao gần gấp đôi mức 70.000 đồng của gói 4G, nhưng dung lượng nhiều gấp tám lần, kèm nhiều tiện ích.
'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

YouTube đang thử nghiệm loại bỏ bộ đếm thời gian hình tròn hiển thị trước khi người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo trên cả phiên bản máy tính và di động.
Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Thiết bị của người dùng tại nhiều khu vực ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành bất ngờ bắt được sóng 5G, dù công nghệ kết nối này chưa triển khai chính thức.
Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Người dùng đang chờ đợi nhiều cập nhật và thay đổi ở M4 MacBook Pro, chiếc máy tính sắp được Apple trình làng.