Cử tri TP Hà Tĩnh kiến nghị thống nhất một bộ sách giáo khoa áp dụng chung cho toàn quốc

(Baohatinh.vn) - Tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, cử tri TP Hà Tĩnh kiến nghị tới đại biểu đoàn Hà Tĩnh việc thống nhất một bộ sách giáo khoa áp dụng chung cho toàn quốc.

Chiều 3/10, tại hội trường UBND phường Đại Nài, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tiếp xúc với cử tri TP Hà Tĩnh trước thềm Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Dự hội nghị có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Anh Tuấn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Bùi Thị Quỳnh Thơ, Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng.

img-4572-7127.jpg
Đại biểu dự hội nghị.

Tại buổi tiếp xúc cử tri, thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Bùi Thị Quỳnh Thơ đã thông tin tới cử tri về kết quả hoạt động của Đoàn ĐBQH, các ĐBQH tỉnh sau Kỳ họp thứ 7 đến nay; dự kiến nội dung, chương trình, thời gian tiến hành Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

img-4586-7730.jpg
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thông tin về Kỳ họp thứ 8.

Theo đó, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 21/10/2024, dự kiến bế mạc vào sáng ngày 30/11/2024. Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội theo 2 đợt: đợt 1 từ ngày 21/10 đến ngày 13/11/2024 và đợt 2 từ ngày 20/11 đến sáng ngày 30/11/2024. Dự kiến, kỳ họp sẽ xem xét thông qua 16 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến đối với 12 dự án luật; xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội và một số nội dung quan trọng khác.

Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Đoàn ĐBQH tỉnh đã và đang phối hợp với một số cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức lấy ý kiến góp ý bằng văn bản, tổ chức hội nghị xây dựng pháp luật, hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về một số dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp. Các ý kiến góp ý được Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi các ĐBQH trong đoàn làm tư liệu tham gia thảo luận tại kỳ họp.

Tham gia ý kiến, cử tri TP Hà Tĩnh bày tỏ đồng tình với các nội dung dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; đồng thời kiến nghị, đề xuất nhiều vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh.

anh-7116.jpg
Cử tri Lê Văn Thắng (phường Trần Phú) kiến nghị quan tâm hơn nữa đến công tác dự báo và ứng phó với thiên tai.

Cử tri TP Hà Tĩnh kiến nghị tới Đoàn ĐBQH tỉnh có ý kiến đề xuất với Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác dự báo và ứng phó với thiên tai; đầu tư cải thiện, nâng cao tính an toàn cho các hồ, đập thủy điện trong mùa mưa lũ; có chính sách hỗ trợ đối với việc phát triển nông nghiệp đô thị.

Cử tri cũng phản ánh thực trạng dự án treo trên địa bàn gây nhiều hệ lụy, dù đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết; vẫn còn nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng triển khai các dự án; khó khăn trong giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, cử tri cho rằng, cần chú trọng hướng dẫn người dân trong quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 2024, đặc biệt là việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980.

Đối với Luật Quảng cáo, các bộ, ban, ngành liên quan cần có chế tài xử lý tình trạng quảng cáo tràn lan thuốc thực phẩm chức năng kém chất lượng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Ngoài ra, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương; tiếp tục có chính sách đối với người cao tuổi.

Cử tri cũng đề xuất Chính phủ xem xét, điều chỉnh mức đóng BHYT theo hộ gia đình được áp dụng theo mức lương cơ sở; việc người dân khám chữa bệnh BHYT vẫn còn thiếu thuốc, bệnh nhân phải mua thuốc ở ngoài; tình trạng thiếu hụt các vật tư, trang thiết bị y tế ở các cơ sở khám chữa bệnh... Chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách cấp xã, phường còn thấp.

Nhiều ý kiến mong muốn cần thực hiện kiểm tra, giám sát, bình ổn giá cả thị trường sau khi thực hiện tăng mức lương cơ sở; có giải pháp căn cơ để xử lý vấn nạn dạy thêm, học thêm; xây dựng phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính; đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành thống nhất một bộ sách giáo khoa chuẩn áp dụng chung cho toàn quốc để thuận lợi cho công tác dạy và học tập.

Cử tri đề nghị Trung ương xem xét thông tuyến khám chữa bệnh BHYT; đẩy nhanh thực hiện các dự án chậm tiến độ, đảm bảo đời sống dân sinh trên địa bàn; có quản lý tốt đối với giá thuốc tại các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh thuốc và thiết bị khám chữa bệnh.

Thay mặt các đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Anh Tuấn ghi nhận, tiếp thu một số nội dung, vấn đề cử tri TP Hà Tĩnh kiến nghị, đề xuất.

img-4747-2532.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Anh Tuấn phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.

Đối với ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương, đoàn tiếp thu, nghiên cứu và báo cáo tới Quốc hội, Chính phủ và các ban, ngành xem xét, giải quyết, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.

Chủ đề Tiếp xúc cử tri

Đọc thêm

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, không có gì ý nghĩa hơn khi được làm lễ kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Sa - nơi tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng ta không ngừng đưa ra những quyết sách phù hợp, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành chính quyền, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Những mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kết thúc tình trạng phân tán trong phong trào cách mạng, mở ra một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất, thống nhất toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh vì tự do, hạnh phúc.