Sở Công thương Hà Tĩnh vừa tổ chức hội nghị phổ biến các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN,TTCN); phương án phát triển cụm công nghiệp (CCN) thời kỳ 2021 – 2030; quy chế quản lý CCN cho các địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn...
Theo thông tin từ Sở Công thương Hà Tĩnh, đến thời điểm này, có 282 dự án đã đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn với tổng vốn đăng ký hơn 5.901 tỷ đồng.
Tháo gỡ nút thắt, vận dụng hiệu quả chủ trương, chính sách để mở rộng quy mô, thu hút nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu, cụm công nghiệp (CCN) bằng các giải pháp đồng bộ và quyết liệt là nhiệm vụ cốt lõi trong phát triển kinh tế của TX Hồng Lĩnh thời gian tới. Từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị, góp phần để thị xã hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III, đồng thời tạo sức bật cho vùng động lực kinh tế phía Bắc Hà Tĩnh.
Tham quan các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp là dịp để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nắm bắt được thông tin, các thời cơ, thuận lợi để tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Cú va chạm mạnh giữa xe tải gắn cẩu chở gỗ với xe đạp do bé T.A điều khiển trên tuyến đường trong Cụm công nghiệp Thái Yên (Đức Thọ, Hà Tĩnh) khiến bé trai 8 tuổi tử vong tại chỗ.
Chậm tiến độ thi công đã 3 tháng, dự án hạ tầng giao thông kết nối trong và ngoài hàng rào Cụm Công nghiệp Cổng Khánh 1 (phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã được UBND thị xã Hồng Lĩnh tập trung tháo gỡ vướng mắc, phấn đấu hoàn thành vào cuối tháng 8/2022.
Không còn đìu hìu như 1 năm trước, hoạt động tại Cụm công nghiệp Yên Huy (xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đang “ấm” dần khi số lượng cơ sở sản xuất mới đăng ký vào cụm tăng lên, nhiều nhà xưởng mở rộng, đầu tư thiết bị hiện đại.
Các loại rác thải, nhất là rác thải xây dựng, bị đổ trộm tràn lan trong cụm công nghiệp Thạch Đồng (TP. Hà Tĩnh) gây nên tình trạng nhếch nhác, mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường.
Cụm công nghiệp Bắc Thạch Quý (phường Thạch Quý - TP Hà Tĩnh) đã được UBND tỉnh đưa ra khỏi quy hoạch CCN của tỉnh. Điều này đặt ra việc các cấp chính quyền cần sớm "chốt" phương án chuyển đổi, đảm bảo chủ trương, vừa hài hòa lợi ích cho doanh nghiệp (DN).
Các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn Hà Tĩnh đang chủ động các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả dịp cuối năm.
Hà Tĩnh hiện có 23 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 615,46 ha, trong đó, 13 CCN do UBND cấp huyện quản lý, 10 CCN đã được giao cho chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã chủ động siết chặt các biện pháp phòng chống Covid-19.
Cụm công nghiệp Thạch Bằng, thuộc thị trấn Lộc Hà (Hà Tĩnh) sẽ được Công ty CP Đầu tư Hưng Đại Việt đầu tư hạ tầng kỹ thuật với diện tích quy hoạch khoảng 10,7ha, tổng vốn dự kiến 71,454 tỷ đồng.
Gần 1 năm trôi qua kể từ ngày Cụm công nghiệp Yên Huy (Can Lộc, Hà Tĩnh) hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mới chỉ có... 3 hộ sản xuất, kinh doanh chuyển nhà xưởng vào đây hoạt động.
Hà Tĩnh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hướng phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ với nhu cầu lao động lớn; từ đó đặt ra yêu cầu cần có những bước đi phù hợp để đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu, cụm công nghiệp (CCN) đang từng bước được lấp đầy.
Khác với kỳ vọng ban đầu, khi hoàn thành và đưa vào vận hành các dây chuyền sản xuất, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhân lực lớn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã rơi vào tình thế khó khăn khi triển khai tuyển dụng lao động. Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ lao động hồi hương là đề xuất của doanh nghiệp nhằm giải bài toán về nhân lực hiện nay.
Tết năm nay, các làng quê ở Hà Tĩnh trở nên vắng vẻ, trầm lắng bởi thiếu hụt một lượng lớn con em sinh sống và làm ăn xa quê. Dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều lao động không về quê ăn tết. Sự thiếu vắng này đủ để thấy thực trạng “chảy máu” nguồn nhân lực ở địa phương kéo dài nhiều năm nay.
Với những điều kiện thuận lợi như làm việc gần nhà, mức thu nhập ổn định, các nhà máy, doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp Đức Thọ đang tạo nên hàng nghìn cơ hội việc làm cho lao động Hà Tĩnh.
Các giải pháp về tăng cường thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ sau thép, dịch vụ cảng biển và logistics… đang được Hà Tĩnh cụ thể hóa với những hoạt động thiết thực.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các nhà đầu tư tập trung nguồn lực triển khai dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ; thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, sớm đưa cụm công nghiệp đi vào hoạt động tương xứng với tiềm năng lợi thế.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh khẳng định, việc khởi công các dự án tại các cụm công nghiệp (CCN), trong đó có CCN Cổng Khánh là những sự kiện chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Gần 1 tuần nay, ngư dân các địa phương Hà Tĩnh liên tục trúng luồng ruốc. Các cơ sở chế biến hải sản ở Cụm Công nghiệp Thạch Kim (Lộc Hà) cho biết, họ đã thu mua hơn 1.000 tấn nguyên liệu.
Kiểm tra cụm công nghiệp (CCN) huyện Can Lộc và Thạch Bằng (Hà Tĩnh), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương hoàn thiện những nội dung liên quan đến quy hoạch, hạ tầng để hoàn thiện các thủ tục, thu hút nhà đầu tư.
Các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn Hà Tĩnh đã thu hút một số nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tuy nhiên cần tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư hạ tầng.
Từ tỉnh nằm trong nhóm nguy cơ cao, Hà Tĩnh đã được đưa vào nhóm nguy cơ thấp và gỡ bỏ lệnh cách ly xã hội từ 0h ngày 23/4. Các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn đã “bắt tay” khôi phục sản xuất, đồng thời chú trọng thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Để đáp ứng nhu cầu đất cho việc di dời cụm công nghiệp (CCN) Bắc Quý và cơ sở sản xuất trong các khu dân cư hiện nay, UBND thành phố Hà Tĩnh vừa có đề xuất UBND tỉnh chủ trương mở rộng CCN Thạch Đồng.