Việc làm

Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương
Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương
Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương

Hà Tĩnh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hướng phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ với nhu cầu lao động lớn; từ đó đặt ra yêu cầu cần có những bước đi phù hợp để đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu, cụm công nghiệp (CCN) đang từng bước được lấp đầy.

Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương
Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương

Theo kết quả khảo sát thông tin thị trường lao động của ngành LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, tính đến tháng 12/2020, trong tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế (690.782 người), có khoảng 200 ngàn lao động (gần 28%) đang sinh sống, làm việc ở ngoại tỉnh và nước ngoài. Trong số đó, lao động làm việc tại các khu công nghiệp ở các thành phố lớn trong cả nước gần 120 ngàn người. Đây là lực lượng lao động trẻ, đã có kỹ năng, kinh nghiệm làm việc trong môi trường công nghiệp, nếu trở về bổ sung cho các khu, cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn sẽ là “đội quân tinh nhuệ” mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm.

Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương

Lao động đến đăng ký tuyển dụng vào các nhà máy may mặc tại trung tâm dịch vụ việc làm Hà Tĩnh còn hạn chế.

Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập ở các bài trước, việc thu hút số lao động này không hề dễ dàng. Khi tư duy phải thoát ly đi làm ăn xa để nâng cao thu nhập đang ngự trị ở hầu hết lao động trẻ thì để “đảo chiều” dòng chảy, đưa lao động ngoại tỉnh hồi hương, cần có “thỏi nam châm” đủ sức hút.

“Thỏi nam châm” đó đối với lao động Hà Tĩnh hiện nay, trước tiên là mức thu nhập phải đảm bảo cuộc sống. Bên cạnh đó, cần có các điều kiện hạ tầng phúc lợi xã hội khác như: nhà ở công nhân, trường học… để san sẻ bớt gánh nặng chi phí cho công nhân, nhất là những người ở xa. Trên cơ sở đó, có chiến dịch truyền thông sâu rộng đến người lao động (NLĐ) nhàn rỗi trong tỉnh và lao động đang làm việc xa quê.

Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khoa học cấp tỉnh với chủ đề “Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn".

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, không chỉ doanh nghiệp (DN) mà cả chính quyền và các tổ chức, đoàn thể địa phương cần có “bài tuyên truyền” với những dữ liệu, công thức thuyết phục và với những cách tiếp cận phù hợp để tạo nên sự thay đổi trong nhận thức, hành động của NLĐ xa quê. Bên cạnh thông tin về môi trường, cơ hội làm việc tại các khu, CCN ở quê hương, còn phải để con em Hà Tĩnh ở xa quê thấy được quê hương mình đã thực sự đổi thay từ môi trường phát triển kinh tế, hạ tầng KT-XH đến chất lượng y tế, giáo dục, văn hóa đều khác xa với một Hà Tĩnh của những năm trước, từ đó tác động vào chiều sâu tình cảm, trách nhiệm với người thân, với quê hương để kéo lao động trẻ trở về.

Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương

Công ty TNHH Haiviana Hồng Lĩnh.

Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương

Các cơ sở dạy nghề cần chú trọng đào tạo ngành nghề mà doanh nghiệp trên địa bàn cần.

Đề xuất giải pháp tạo việc làm gắn với đào tạo nghề để đảm bảo sự bền vững, Trưởng phòng Lao động - Việc làm (Sở LĐ-TB&XH tỉnh) Đặng Văn Dũng cho rằng, cần phải thực hiện hiệu quả hơn nữa việc phân luồng, định hướng nghề nghiệp và dạy nghề cho học sinh khi đang ở bậc THCS, THPT. Gắn với đó là sớm thông tin, tuyên truyền cho học sinh những cơ hội việc làm cụ thể tại địa phương và tổ chức đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của DN để giữ chân lao động trẻ trước khi họ có ý định ly hương.

Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương

Hà Tĩnh hiện có 2 khu kinh tế (Vũng Áng và Cầu Treo); 2 khu công nghiệp (Hạ Vàng và Gia Lách) đang tạo việc làm cho trên 19 ngàn người và 21 CCN ở các địa phương, trong đó có 18 cụm đi vào hoạt động với 188 dự án, giải quyết việc làm cho trên 4.500 lao động.

Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương

Đặc biệt, từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, các CCN ở Đức Thọ, TX Hồng Lĩnh và Can Lộc đồng loạt khởi công xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư với nhu cầu lao động lớn. Trong đó, chỉ riêng các DN trong khối dệt may 2 năm tới đây có nhu cầu tuyển dụng thêm gần 10.000 lao động đã góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp tại Hà Tĩnh. Trong 5 năm gần đây, toàn tỉnh có gần 20% lao động chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp (năm 2015, tỷ lệ lao động tham gia nông nghiệp là 55,5% thì đến cuối năm 2020 con số này chỉ còn 35,86%).

Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương

Xu hướng này cộng với thực tế khó khăn trong tuyển dụng lao động ở một số DN thời gian qua cho thấy, các nhà đầu tư và chính quyền địa phương cần phải đi trước một bước trong chiến lược về nhân lực. Theo ông Nguyễn Trí Lạc - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh, cùng với chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với NLĐ thì DN cũng cần phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình tuyển dụng lao động. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ngành LĐ-TB&XH sẽ đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện hiệu quả chính sách đào tạo nghề ngắn hạn gắn với nhu cầu của DN để đảm bảo NLĐ ở lại địa phương làm việc tốt hơn làm ở các địa phương khác.

Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương

Mặc dù nhiều dự án sử dụng nhiều lao động đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhưng vẫn chưa cho quy hoạch khu nhà ở, ký túc xã cho công nhân.

Cho rằng chính quyền địa phương có các khu, CCN hoạt động phải nâng cao hơn nữa năng lực và trách nhiệm trong quá trình thu hút đầu tư, ông Nguyễn Văn Sơn cho rằng, chính quyền cần có kế hoạch quy hoạch khu dịch vụ, nhà ở phục vụ cho NLĐ đến làm việc trên địa bàn ngay từ khi xây dựng CCN. Đồng thời chủ động phối hợp với nhà đầu tư bàn bạc phương án và yêu cầu DN phải tính toán đến nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi song song với xây dựng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất.

Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương

Lao động làm việc tại Nhà máy Sợi Vinatex Hồng Lĩnh.

Sớm có chiến lược về nguồn nhân lực cung cấp cho các CCN cũng chính là bài học mà chính quyền một số địa phương đã đúc rút trong lộ trình thu hút đầu tư giai đoạn mới. TX Hồng Lĩnh có 4 CCN với 14 DN hoạt động, tổng số lao động xấp xỉ 3.500 người; trong đó, riêng năm 2021 sẽ tuyển dụng gần 2.000 lao động. Con số này sẽ tăng lên nhiều lần khi các CCN được lấp đầy. Nhu cầu nhân lực cung ứng cho phát triển CN-TTCN trên địa bàn rất lớn, trong khi lao động nhàn rỗi ngay tại TX Hồng Lĩnh hết sức hạn chế.

Về nội dung này, Phó Chủ tịch UBND thị xã Đinh Văn Hồng phân tích: “Thu hút đầu tư không chỉ là việc “trải thảm đỏ” trong cải cách hành chính, trong giải phóng mặt bằng để DN sớm triển khai dự án mà chính quyền còn phải cùng nhà đầu tư chủ động tính toán kỹ lưỡng, căn cơ về nguồn nhân lực ngay từ khi khởi động dự án để đảm bảo sự phát triển trước mắt cũng như lâu dài của DN”.

Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương

Về lâu dài, để chủ động cung ứng nguồn lao động có chất lượng cao và ổn định cho các lĩnh vực phát triển kinh tế của địa phương, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về thị trường lao động Hà Tĩnh nhằm dự báo rõ nhu cầu nhân lực, trên cơ sở đó có chiến lược đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và bám sát định hướng phát triển KT-XH tỉnh nhà.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX khẳng định mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển gắn với cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân. Trong chiến lược phát triển kinh tế tỉnh nhà giai đoạn 2020-2025, với 3 trụ cột vững chắc là công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; nông nghiệp; dịch vụ, du lịch, dịch vụ cảng biển và logistics, lao động Hà Tĩnh sẽ có những cơ hội hết sức rộng mở về việc làm và thu nhập. Đây là cơ sở, là động lực để các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh chiến lược tuyên truyền, vận động, đồng thời xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách mang tính đột phá nhằm giữ chân lao động tại chỗ, để DN có nguồn nhân lực ổn định; để các thế hệ người dân Hà Tĩnh “ly nông bất ly hương”.

thiết kế: huy tùng

Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương
Hà Tĩnh gỡ nút thắt, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực địa phương

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Chủ đề Khởi nghiệp

Đọc thêm

Tuyển dụng nhân viên bưu tá

Tuyển dụng nhân viên bưu tá

Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh tuyển dụng 3 lao động phổ thông làm nhiệm vụ nhận hàng và phát hàng, thư báo, công văn theo đúng địa chỉ được phân công.
Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.