Việc làm

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”
Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Tết năm nay, các làng quê ở Hà Tĩnh trở nên vắng vẻ, trầm lắng bởi thiếu hụt một lượng lớn con em sinh sống và làm ăn xa quê. Dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều lao động không về quê ăn tết. Sự thiếu vắng này đủ để thấy thực trạng “chảy máu” nguồn nhân lực ở địa phương kéo dài nhiều năm nay.

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Từ bao đời nay, Hà Tĩnh được biết đến là vùng đất “chảo lửa túi mưa”; người dân chủ yếu sống bằng củ khoai, hạt lúa. Nhiều thế hệ người Hà Tĩnh lớn lên đã quen với việc “đi miền Nam” để làm ăn, lập nghiệp và coi đó như là một điều dĩ nhiên trong tiềm thức rằng, chỉ có “thoát ly” mới có cơ hội đổi đời.

Năm nay là năm đầu tiên vợ chồng chị Nguyễn Thị Nhung - anh Dương Ngọc Sơn (xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh) đón tết xa nhà. Sau khi kết hôn, dù được gia đình động viên ở lại quê hương lập nghiệp nhưng như nhiều thanh niên trong làng, anh chị vẫn quyết định mang theo con nhỏ vào TP Biên Hòa (Đồng Nai) xin làm công nhân. Chị Nhung làm công nhân may, anh Sơn làm việc tại nhà máy sản xuất đồ nhựa. Anh chị cho biết, mặc dù không khá giả gì nhưng mỗi tháng lương của hai vợ chồng cộng với tranh thủ tăng ca cũng đủ trang trải chi tiêu các khoản tiền thuê trọ, tiền ăn, học phí cho con… và dành dụm thêm được một ít làm vốn.

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Chị Nhung chia sẻ: “Ở quê làm ra đồng tiền khó quá nên chúng tôi mới phải tha hương, cố gắng làm lụng, chắt chiu mong dành dụm được ít vốn. Nếu như ở quê có điều kiện, môi trường làm việc phù hợp, đảm bảo được cuộc sống thì chắc chắn chúng tôi sẽ trở về. Không đâu bằng được sinh sống và làm việc ngay trên chính quê hương mình”.

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Những năm gần đây, các địa phương miền Nam không còn là lựa chọn duy nhất cho người dân Hà Tĩnh lập nghiệp, mà tại các thành phố, khu công nghiệp ở phía Bắc cũng có sức hút không kém. Anh Lê Văn Dũng (thôn Kim Ngọc, xã Thạch Châu, Lộc Hà) đã có gần 10 năm làm công nhân mỏ than tại TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Dù đã quen với môi trường sống và làm việc ở đây, thu nhập cũng đủ trang trải cho cuộc sống nhưng cũng như nhiều người sống xa nhà, đặc biệt là vào những ngày lễ tết, mọi thứ không thể “đánh đổi” được khi một thân, một mình bươn chải nơi đất khách, xa quê hương, nhớ gia đình, người thân mà đành bất lực...

Qua sóng điện thoại, giọng lạc đi bởi xúc động, anh Dũng bộc bạch: “Đã nhiều lần tính đến chuyện về quê lập nghiệp để được đoàn tụ với bố mẹ, vợ con, nhưng về Hà Tĩnh bây giờ thực sự chưa có nhiều sự lựa chọn về việc làm, tiền lương để ổn định cuộc sống. Vì vậy, trước mắt, tôi vẫn phải chịu khó bám trụ và mong chờ có được cơ hội việc làm tốt hơn tại quê nhà”.

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Bà Phan Thị Hương (SN 1969) và ông Nguyễn Văn Tuyển (SN 1967) là hộ có hoàn cảnh khó khăn của thôn Na Trung, xã Cẩm Thạch (Cẩm Xuyên). Hơn chục năm nay, bà Hương bị mù lòa, chỉ quanh quẩn trong nhà, không làm được gì. Ông Tuyển sức khỏe yếu nhưng vẫn phải ráng làm lụng để duy trì cuộc sống. Hai người con của ông bà đều vào Bình Dương làm công nhân, tết này không về được do dịch Covid-19. Gia cảnh vốn đã bần hàn, vào những ngày tết, ngày rằm càng thêm buồn bã, trống vắng.

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Bà Hương bày tỏ: “Mọi năm, cứ trông đến tết, chúng nó về quê để cả nhà được đoàn tụ. Năm nay vướng dịch Covid-19 nên tết đến chỉ có 2 vợ chồng đi ra, đi vào. Buồn lắm nhưng không biết làm sao. Mình đã không thể làm gì được cho con, khi nghe con có ý định đi Nam làm ăn, mặc dù không hề muốn nhưng cũng phải tôn trọng quyết định của chúng”.

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Ngay sát cạnh nhà bà Hương, gia đình bà Phạm Thị Cử (SN 1937) cùng chung cảnh ngộ. Tết này, bà Cử cũng không có được niềm vui đoàn viên gia đình khi cả 10 người con và cháu của bà đi làm việc trong miền Nam đều không về. Bà Cử cho biết: “Chúng nó dắt díu nhau đi đã gần chục năm nay rồi mà vẫn chưa ổn định được. Ngày đi làm công nhân, tối chạy thêm xe ôm kiếm tiền trang trải cuộc sống, rất vất vả. Tôi chỉ mong chúng nó về quê làm ăn thôi”.

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

............

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Đó cũng là nỗi niềm chung của những gia đình có con em đi làm ăn xa ở thôn Thịnh Kim, xã Tùng Châu (Đức Thọ). Bà Lê Thị Chuyên (thôn Thịnh Kim) nuôi cháu cho vợ chồng con trai đi làm công nhân ở Đồng Nai từ khi cậu bé chỉ mới 7 tháng tuổi, khi nghe chúng tôi nhắc đến chuyện có nhà máy may ở Đức Thọ thì sốt sắng hỏi thăm: “Ở Hà Tĩnh có công ty nào tuyển việc làm, chỉ giúp để tôi động viên các con về, chứ chúng nó ở xa, tôi không yên tâm. Hơn nữa, cháu nội cũng đã lớn, nó cần có bố mẹ ở bên chăm sóc, dạy dỗ chứ ở mãi với ông bà sao được!”.

Thực trạng này không còn đơn thuần là nỗi buồn của người thân, gia đình có con em đi làm ăn xa, mà nhìn ở một góc độ khác, đó là sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực tại chỗ để phát triển KT-XH của địa phương.

Xã Cẩm Thạch có 6.890 nhân khẩu nhưng có đến hơn 3.800 con em là lao động đi làm ăn xa quê. Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Nguyễn Công Hoan cho hay: “Hiện nay, đội ngũ cán bộ thôn ở địa phương hầu hết đã lớn tuổi do lớp trẻ đi làm ăn xa. Nhiều người vì lý do sức khỏe đã xin nghỉ nhưng không có người thay. Cũng vì không còn mấy người trẻ ở nhà nên sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, chủ yếu do đội ngũ cựu chiến binh, phụ nữ lớn tuổi... đảm nhận”.

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người dân và quá trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương, tình trạng “chảy máu” nguồn nhân lực đang là bài toán khó cho việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Lực lượng lao động trẻ Hà Tĩnh ly hương kéo dài hàng chục năm là một nguyên nhân quan trọng khiến nguồn nhân lực cung ứng cho các khu công nghiệp tại địa bàn trở nên khan hiếm.

.......

Tại xã Tùng Châu, theo Phó Chủ tịch UBND xã Đậu Thanh Tịnh, người lao động đã tiếp cận cơ hội việc làm ở 3 nhà máy trong cụm công nghiệp huyện. Song, số lượng còn rất hạn chế vì phần lớn lao động tại địa phương đã lớn tuổi, thiếu chuyên nghiệp; trong khi hơn 400 lao động trẻ vẫn đang làm việc ở các khu công nghiệp ngoại tỉnh.

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

Ảnh: Đức Thiện - Thanh Hoài - Kiều Minh

.......

Ông Hoàng Xuân Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ thông tin: “Đức Thọ là huyện thuần nông, chưa có các doanh nghiệp, mô hình kinh tế quy mô lớn nên lực lượng lao động trẻ ly hương rất phổ biến. Vì vậy, trong chiến lược phát triển KT-XH, Đức Thọ đã nỗ lực mời gọi đầu tư xây dựng cụm công nghiệp với quy mô trên 68 ha. Bước đầu đã có 3 nhà máy đi vào hoạt động với nhu cầu nhân lực hơn 5.000 người, trước mắt đang tuyển dụng gần 1.000 người. Cùng với các giải pháp thu hút đầu tư lấp đầy cụm công nghiệp, nhiệm vụ cấp thiết, đó là tập trung thu hút con em xa quê trở về làm việc tại cụm công nghiệp, tạo nguồn nhân lực ổn định cho các nhà đầu tư và đảm bảo sự cân đối trong phát triển KT-XH của địa phương”.

Thiết kế: Huy Tùng

Lao động trẻ làm ăn xa quê và “nỗi buồn Covid”

(Còn nữa)

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Chủ đề Khởi nghiệp

Đọc thêm

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Thực hiện đầy đủ chế độ theo quy định, đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân, các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đang nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động”.