Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

(Baohatinh.vn) - Tại phiên làm việc chiều nay (13/12), sau nghe báo cáo của các ban HĐND tỉnh và UBND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh sôi nổi thảo luận, “hiến kế” cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH Hà Tĩnh năm 2020.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Nguyễn Thị Nữ Y, Trương Thanh Huyền chủ tọa kỳ họp. Tham dự kỳ họp có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng, các Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các các sở, ban, ngành, địa phương.

Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Nguyễn Thị Nữ Y, Trương Thanh Huyền chủ tọa kỳ họp.

Mở đầu phiên họp chiều nay, các đại biểu nghe Ban Kinh tế - Ngân sách báo cáo thẩm tra về lĩnh vực kinh tế, ngân sách.

Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

Phó Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga báo cáo thẩm tra về lĩnh vực kinh tế, ngân sách.

Tại kỳ họp lần này, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã thẩm tra các báo cáo, tờ trình về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, thu chi ngân sách, đầu tư phát triển năm 2019, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2020; các tờ trình, dự thảo nghị quyết về một số quy định, chính sách lĩnh vực kinh tế và ngân sách trình Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVII.

Để thấy rõ hơn những kết quả đạt được và tiếp tục duy trì những thành tựu nêu trên, bảo đảm tính bền vững trong phát triển kinh tế; ngoài những tồn tại hạn chế như nhận định trong báo cáo của UBND tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề:

Phân tích rõ động lực, chất lượng của tăng trưởng để phát huy cho các năm sau; đánh giá thực trạng và tác động của khoa học, công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế. Đánh giá đúng nguyên nhân thực chất của việc chậm điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và xây dựng quy hoạch tỉnh…

Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

Về nhiệm vụ năm 2020, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị cần tổng kết, đánh giá, kiểm tra, soát xét các nội dung, nhiệm vụ chính trị, KT-XH, hệ thống các cơ chế chính sách, giải pháp đảm bảo thực hiện hoàn thành kế hoạch năm 2020 và cả giai đoạn. Đồng thời quan tâm triển khai xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 bảo đảm khả thi, chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện hiệu quả trong những năm tiếp theo.

Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

Về tờ trình và Dự thảo Nghị quyết thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất năm 2020. Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị quan tâm một số nội dung như: Rà soát lại những dự án chưa đủ căn cứ pháp lý và chưa thực sự cấp bách thì chưa đưa vào nghị quyết. Đặc biệt, đối với các dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất, yêu cầu phải có quyết định đầu tư, hoặc ít nhất phải có chủ trương đầu tư mới được đưa vào danh mục.

Những công trình dự án đã đưa vào danh mục sau 3 năm mà chưa thực hiện thì phải đưa ra khỏi danh mục lần này; hạn chế tối đa việc không triển khai các dự án có trong danh mục nhưng lại bổ sung các dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất không có trong danh mục được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua...

Tiếp đó, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nguyệt trình bày Báo cáo thẩm tra báo cáo của UBND tỉnh về tình hình KT-XH 2019, kế hoạch phát triển năm 2020 về lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nguyệt trình bày Báo cáo thẩm tra báo cáo của UBND tỉnh về tình hình KT-XH 2019, kế hoạch phát triển năm 2020 về lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Ban Văn hóa - Xã hội đề nghị UBND tỉnh tập trung các giải pháp nhằm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2020 và của cả nhiệm kỳ 2015-2020. Đặc biệt, Ban Văn hóa - Xã hội đề xuất quan tâm một số nội dung như: Bố trí nguồn lực đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực văn hóa - xã hội, đảm bảo các chính sách đã được ban hành đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học. Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Tiến hành rà soát, đánh giá về thực trạng công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn, kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm...

Ngoài ra, Ban Văn hóa - Xã hội đã trình bày báo cáo thẩm tra tờ trình và dự thảo các nghị quyết về hỗ trợ mức đóng BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS chưa có thẻ BHYT và hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi-rút HIV (ARV) cho người nhiễm HIV/AIDS giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo tại tỉnh Hà Tĩnh; về việc quy định chính sách hỗ trợ thu nhập cho các thành viên hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025; quy định nội dung, mức chi hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất cho các nhóm trẻ độc lập tư thục tại khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh đến năm 2020...

Sau khi nghe Ban Văn hóa - Xã hội báo cáo thẩm tra báo cáo của UBND tỉnh về tình hình KT-XH 2019, kế hoạch phát triển năm 2020 về lĩnh vực văn hóa - xã hội, các đại biểu tiếp tục nghe Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y báo cáo giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh

Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y báo cáo giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh

Theo kết quả khảo sát của Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về Công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh”, giá trị kinh tế từ rừng ngày càng được khẳng định. Giá trị sản xuất và xuất khẩu ngày càng tăng; mỗi năm khai thác gỗ rừng trồng bình quân 450.000 m3, mang lại giá trị tương đương 350 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động.

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của đoàn giám sát cũng cho thấy, quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn, tồn tại, hạn chế.

Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

Đại biểu tập trung nghe báo cáo

Đặc biệt, theo các đơn vị chủ rừng, việc đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng chưa tương xứng; việc huy động nguồn kinh phí của chủ rừng, UBND cấp huyện, xã đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế. Các công trình, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng còn thiếu, cơ sở hạ tầng lâm nghiệp chưa đồng bộ và xuống cấp.

Số vụ cháy, diện tích rừng bị thiệt hại còn nhiều; việc điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng còn gặp nhiều khó khăn. Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước đã ban hành nhưng thiếu nguồn lực đầu tư hoặc không áp dụng được. Việc chấp hành nghĩa vụ nộp phí của một số doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ môi trường rừng còn hạn chế. Một số cơ sở chế biến lâm sản nằm ngoài quy hoạch vẫn còn lén lút hoạt động, ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch và môi trường trên địa bàn.

Công tác quy hoạch, giao đất, giao rừng chồng lấn ở một số địa phương còn khá nhiều, cá biệt có nơi chồng lấn giữa đất quốc phòng, đất vườn quốc gia Vũ Quang và đất sản xuất đã cấp cho các đối tượng khác, gây khó khăn trong việc thu hồi, ổn định cuộc sống của người dân. Việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện một số dự án phát triển kinh tế - xã hội một số nội dung chưa đúng quy trình.

Công tác giao khoán rừng của các chủ rừng Nhà nước còn nhiều tồn tại, bất cập. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công ty lâm nghiệp nhìn chung còn chậm; việc chỉnh lý, bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng là tổ chức chưa kịp thời, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và tiềm ẩn tranh chấp, khiếu kiện.

Đoàn giám sát cũng kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả một số giải pháp để thực hiệt tốt hơn công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

Các đại biểu nghe Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Hà Văn Hùng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ tham gia giám sát và xây dựng chính quyền năm 2019.

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục nghe Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Hà Văn Hùng báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện nhiệm vụ tham gia giám sát và xây dựng chính quyền năm 2019.

Tiếp đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn báo cáo về việc trả lời ý kiến cử tri gửi đến kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVII

Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn báo cáo về việc trả lời ý kiến cử tri gửi đến kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVII

Báo cáo tóm tắt trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết: Sau các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh đã tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến 5 lĩnh vực: Kinh tế nông nghiệp, nông thôn; giao thông; xây dựng; tài nguyên và môi trường; nội vụ, tư pháp, với 46 câu hỏi, phân thành 13 nhóm vấn đề.

UBND tỉnh đã có báo cáo cụ thể về việc trả lời từng nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi các đại biểu HĐND và đăng tải trên Trang thông tin điện tử đại biểu nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để cử tri, bà con nhân dân biết và kiểm tra, giám sát.

Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Phi Quang báó cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 156/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh

Sau phần báo cáo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Phi Quang báó cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 156/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh về quy định số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; chức danh, số lượng, mức khoán chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.

Trong đó, làm rõ mức khoán chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.

Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại các tổ đại biểu HĐND tỉnh về KT-XH, các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp.

Cuối phiên làm việc chiều nay, sau nghe báo cáo của các ban HĐND tỉnh và UBND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh sôi nổi thảo luận, “hiến kế” cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH Hà Tĩnh năm 2020.

Tại phiên thảo luận, đại biểu bày tỏ sự đồng tình cao với các báo cáo, tờ trình đặc biệt là báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH năm 2019. Trên cơ sở kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020 với 9 mục tiêu tổng quát, 14 chỉ tiêu chủ yếu, các đại biểu HĐND tỉnh đã phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm “hiến kế” cho tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ.

Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

Đại biểu Đỗ Khoa Văn (Tổ đại biểu huyện Vũ Quang) góp ý vào các giải pháp phát triển KT-XH năm 2020

Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Đỗ Khoa Văn (Tổ đại biểu huyện Vũ Quang) đại diện 2 tổ đại biểu Vũ Quang và thị xã Hồng Lĩnh bày tỏ băn khoăn về những tồn tại đã được tập trung trong nhiều kỳ họp nhưng chậm được khắc phục như: Chất lượng và cơ cấu tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc vào FDI và thép; chậm thu hút đầu tư, nhất là các ngành, lĩnh vực cấp thiết với tỉnh; nhiều dự án đầu tư đã được bố trí vốn nhưng chậm tiến độ; thu ngân sách chủ yếu dựạ vào thu từ đất và xuất nhập khẩu; trách nhiệm người đứng đầu ở một số đơn vị chưa cao…

Cử tri hai địa phương mong rằng những vấn đề nêu trên cần được những người có chức trách nghiêm túc nhìn nhận và tiếp thu, khắc phục, trực tiếp xử lý dứt điểm các tồn tại.

Góp ý vào các giải pháp phát triển KT-XH năm 2020, đại biểu Đỗ Khoa Văn đề xuất điều chỉnh một số chỉ tiêu như: Giảm sâu hơn tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi và suy dinh dưỡng; tăng chỉ tiêu lao động qua đào tạo; tăng tỷ lệ chất thải rắn được thu gom…; đồng thời quan tâm xây dựng thêm các chỉ tiêu: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, người dân có bác sỹ gia đình; tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới công nghệ…

Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

Đại biểu Nguyễn Văn Kỳ (tổ đại biểu huyện Hương Sơn) đề xuất tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư

Góp ý tại buổi thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Kỳ (tổ đại biểu huyện Hương Sơn) trăn trở về một số hạn chế trong phát triển kinh tế đã kéo dài nhưng chưa có giải pháp khả thi, như doanh nghiệp thành lập hàng năm nhiều nhưng số ngừng hoạt động và giải thể cao, số doanh nghiệp có phát sinh thuế tỷ lệ thấp. Thu ngân sách tuy đạt và vượt kế hoạch nhưng còn phụ thuộc nhiều vào tiền thu từ đất.

Đại biểu Nguyễn Văn Kỳ đề xuất tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, ban hành chính sách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Đại biểu HĐND Hà Tĩnh tập trung trí tuệ “hiến kế” thực hiện các mục tiêu KT-XH năm 2020

Đại biểu Trịnh Văn Ngọc (tổ đại biểu TP Hà Tĩnh): Cần đánh giá rõ về lộ trình tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đại biểu Trịnh Văn Ngọc (tổ đại biểu TP Hà Tĩnh) cơ bản đồng tình với các báo cáo trình tại kỳ họp. Tuy nhiên, nông nghiệp tăng trưởng không đạt, chưa hấp thụ được các chính sách phát triển; nông thôn mới chưa đồng đều trên các địa bàn;

Thu hút đầu tư tại các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang khó khăn, thiếu hạng mục xử lý nước thải; số lượng doanh nghiệp tăng nhưng tỷ lệ phát sinh thuế thấp; tiền đất chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu thu nội địa; tiến độ các dự án còn chậm, cần tập trung các giải pháp để tạo nguồn lực đầu tư xã hội.

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, cần đánh giá rõ về lộ trình tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 12, ngày mai (14/12), HĐND tỉnh tiếp tục phiên thảo luận tại hội trường; tiến hành chất vấn và nghe các “tư lệnh” ngành trả lời chất vấn.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.