Đám cháy lâu đời nhất thế giới trường tồn 6.000 năm

Đám cháy ngầm bên dưới núi Wingen ước tính đạt mức nhiệt 1.000 độ C, len lỏi qua than với tốc độ 1 m mỗi năm.

Đám cháy lâu đời nhất thế giới trường tồn 6.000 năm

Khói bốc lên từ núi Wingen. Ảnh: Atlas Obscura

Khi đi ngang qua núi Wingen (hay núi Burning), bang New South Wales, Australia, vào thế kỷ 18, các nhà thám hiểm đã nhầm nó với một ngọn núi lửa. Tuy nhiên, thực chất họ đã gặp phải thứ kỳ lạ hơn nhiều. Núi Burning là nơi có đám cháy than lâu đời nhất thế giới, không tắt suốt hàng nghìn năm, IFL Science hôm 20/5 đưa tin.

Hầu hết các nhà khoa học tin rằng đám cháy đã tồn tại khoảng 6.000 năm, một số khác nghĩ thời gian còn dài hơn như vậy rất nhiều. Đám cháy nằm ở độ sâu khoảng 30 m trong lòng đất, bên dưới núi Wingen. Wingen cũng có nghĩa là “cháy” trong ngôn ngữ của người Wonaruah địa phương. Vì ở dưới lòng đất nên giới chuyên gia không thể nhìn thấy hay xác định kích thước đám cháy. Tuy nhiên, khói bốc lên từ ngọn núi là bằng chứng cho sự hiện diện của nó.

“Không ai biết quy mô của đám cháy bên dưới núi Burning, bạn chỉ có thể suy đoán. Đó có thể là một khối cầu đường kính khoảng 5 - 10 m, đạt mức nhiệt 1.000 độ C”, Guillermo Rein, giáo sư khoa học lửa tại Đại học Hoàng gia London ở Anh, cho biết.

Đám cháy lấy năng lượng từ số than nằm bên dưới núi. Giống như cách hòn than chuyển sang màu trắng trong lò sưởi, đám cháy không thấy lửa này chậm rãi len lỏi qua than với tốc độ khoảng 1 m mỗi năm.

Các nhà khoa học ước tính niên đại bằng cách đo đường đi của đám cháy, dài khoảng 6,5 km, và tốc độ cháy. Không ai thực sự biết chính xác hiện tượng này bắt đầu từ bao giờ, hay phát sinh như thế nào, nhưng gần như chắc chắn không bắt nguồn từ con người. Sét đánh hoặc một đám cháy rừng dữ dội là những lời giải thích hợp lý nhất.

Trong một bài viết trình bày chi tiết chuyến đi tới núi Wingen, Rein giải thích rằng nhiệt tỏa ra từ đám cháy than khiến khu vực rộng 50 m xung quanh đỉnh núi không có bất cứ thực vật nào. Ông lưu ý, các đám cháy than ngầm tương tự cũng được tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới, đáng chú ý nhất là ở Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Ví dụ, vụ cháy mỏ Centralia ở Pennsylvania, Mỹ, bùng lên vào năm 1962 tại một chuỗi mỏ than bỏ hoang. Bất chấp các nỗ lực dập tắt, đám cháy vẫn tồn tại đến ngày nay và dự kiến tiếp tục thêm 250 năm nữa.

Theo VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.