Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
Việc đặt tượng tại công viên 2 huyện nhằm ghi nhận, tri ân những công lao to lớn của các danh nhân đối với quê hương đất nước, qua đó gắn kết tình cảm giữa huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) và huyện Tuy Phước (Bình Định).
Tại lễ dâng hương tưởng niệm 232 năm ngày mất Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, lãnh đạo Bộ Y tế, tỉnh Hà Tĩnh thành kính tưởng nhớ, tri ân Đại danh y đã để lại cho hậu thế những di sản vô cùng quý giá; đồng thời nguyện hứa sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy, nhân rộng các giá trị y đức, y đạo, y thuật mà ông đã để lại.
Hàng năm, cứ mỗi dịp đến ngày kỵ Đại thi hào Nguyễn Du (quê xã Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), tôi lại thường nhớ câu nói của Mộng Liên Đường (nhà văn Nguyễn Đăng Tuyển): “Nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy”.
PGS.TS Hasuda Takashi - Nghiên cứu viên Hội Chấn hưng Nhật Bản, Đại học Osaka đã tặng phiên bản bức thư cổ bằng chữ Hán thế kỷ XVII cho Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh do Văn Lý hầu Trần Tịnh (quê ở xã Kim Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) chấp bút.
Australia cũng giống như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, có rất đông người dân từ các châu lục đến sống. Trên đường phố và trong tàu điện, xe buýt, sân bay, nhà hàng, siêu thị... có đủ người các châu lục với nhiều màu da. Có cả những người phụ nữ theo đạo Hồi với tấm khăn choàng đen đặc trưng, người châu Á thì nhiều nhất vẫn là Trung Quốc và Việt Nam. Song, bất kể ở đâu đến, chủng tộc nào, điều kiện sống ra sao, khi đi lại, ứng xử nơi công cộng, tất cả đều phải tuân thủ quy định của pháp luật.