Điểm giao với đường Xuân Diệu
Con đường này nối 2 con đường lớn là: Nguyễn Huy Tự và Xuân Diệu, chiều dài gần 1 km.
Tại 2 điểm giao cắt với các đường lớn này, tên đường được ghi là: Sử Huy Nhan.
Thế nhưng, đi vào phía trong, đoạn giao cắt với con đường nhỏ Nguyễn Đổng Chi, đường lại mang tên: Sử Hy Nhan.
Điểm giao với đường Nguyễn Huy Tự
Theo tìm hiểu, tên danh nhân (nếu có) mang tên Sử Huy Nhan hiện chưa rõ là ai. Trong khi đó, trong sách lịch sử Hà Tĩnh lại ghi khá nhiều công trạng của danh nhân có tên là: Sử Hy Nhan.
Theo tài liệu lịch sử, Sử Hy Nhan (? - 1421) quê ở Ngọc Sơn, xã Bình Lãng, huyện Phi Lộc xưa, nay là xã Đức Thuận, TX Hồng Lĩnh. Ông có họ Trần, song vì giỏi sử nên được vua ban cho họ Sử. Ông học giỏi, thi đỗ Trạng Nguyên năm 1363 thời vua Trần Dụ Tông, sau đó làm quan đến chức Hành Khiển.
Đường Sử Hy Nhan, điểm giao cắt với đường Nguyễn Đổng Chi
Ông còn được biết đến là người rất am hiểu lịch sử. Có thuyết cho rằng, ông là tác giả của bộ Đại Việt sử lược.
Hiện nay, tác phẩm của ông để lại chỉ còn bài phú “Trảm xà kiếm phú” (phú gươm chém rắn). Con ông là Sử Đức Huy (1360 - 1430) cũng đỗ Trạng nguyên khoa Tân Dậu (1381), nhưng không làm quan.
Cần phải sửa tên đường để đảm bảo thống nhất và đúng với tên danh nhân
Hiện nay, trên địa bàn TX Hồng Lĩnh có đền thờ Song Trạng ở xã Đức Thuận, thờ Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy, đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.
Ở thị xã Hồng Lĩnh cũng có con đường mang tên Sử Hy Nhan.
Đề nghị ngành chức năng TP Hà Tĩnh cần xem xét lại để đảm bảo thống nhất tên gọi và đúng với tên danh nhân.