Đầu tư cho văn hóa chính là đầu tư lâu dài cho tương lai

(Baohatinh.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, cần xem việc chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam là một đại công trình, phải thực hiện một cách tổng thể, đồng bộ, tập trung nguồn lực để thực hiện.

Đầu tư cho văn hóa chính là đầu tư lâu dài cho tương lai

Hội nghị điểm cầu Trung ương. Ảnh: TTXVN.

Sáng 4/8, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến nghe báo cáo về mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thuộc Chương trình MTGQ về chấn hưng, phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở VH-TT&DL Bùi Xuân Thập chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Đầu tư cho văn hóa chính là đầu tư lâu dài cho tương lai

Đại biểu điểm cầu Hà Tĩnh.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã thông qua các nội dung chính của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình MTQG chấn hưng, phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Chương trình).

Việc xây dựng và triển khai chương trình góp phần đưa các nghị quyết, định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam của Đảng vào cuộc sống, đáp ứng đúng và kịp thời yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước ta trong thời kỳ mới.

Góp phần khơi dậy khát vọng phát triển, khuếch trương hào khí dân tộc, thúc đẩy quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đầu tư cho văn hóa chính là đầu tư lâu dài cho tương lai

Đại biểu Hà Tĩnh nghe Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình bày các nội dung chương trình.

Xây dựng và triển khai thành công chương trình sẽ tạo ra sự chuyển biến căn bản, to lớn trong sự nghiệp phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam, đóng góp quan trọng vào việc bảo vệ Tổ quốc XHCN trong tình hình mới. Tạo ra bước phát triển mới cho sự nghiệp khoa học liên ngành nghiên cứu văn hóa và con người Việt Nam, xây dựng luận cứ khoa học vững chắc, đáng tin cậy cho sự nghiệp phát triển bền vững văn hóa, con người Việt Nam, giải quyết những vấn đề phức tạp và cấp thiết đang đặt ra trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nội dung trọng tâm của chương trình liên quan đến 9 nhóm dự án: Phát triển nhân cách văn hóa con người Việt Nam; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục văn hóa; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc; thúc đẩy sự phát triển văn học nghệ thuật; phát triển công nghiệp văn hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ trong lĩnh vực văn hóa; phát triển nguồn nhân lực văn hóa; hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Đầu tư cho văn hóa chính là đầu tư lâu dài cho tương lai

Đại biểu điểm cầu Hà Tĩnh.

Chương trình đặt ra các mục tiêu: Huy động, tập trung nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa, tương xứng với vai trò, vị trí của ngành trong điều kiện phát triển chung của đất nước, hướng tới mục tiêu đầu tư cho văn hóa chính là đầu tư lâu dài cho tương lai. Tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong chấn hưng, phát triển văn hóa và xây dựng con người, hoàn thiện nhân cách, bản sắc và bản lĩnh Việt Nam.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh gắn với xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người; xây dựng và hoàn thiện thể chế và thiết chế cho hoạt động văn hóa từ Trung ương đến cơ sở. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục - đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp văn hóa. Đẩy mạnh việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Tại hội nghị, đại biểu các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học đã tập trung thảo luận về vai trò, sứ mệnh của văn hoá trong sự phát triển của đất nước, làm rõ các vấn đề về bảo tồn, gìn giữ và phát triển, tiếp thu văn hoá trong thời kỳ mới, phù hợp với xu thế, sự thay đổi của thế giới; góp ý các nội dung chương trình giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đầu tư cho văn hóa chính là đầu tư lâu dài cho tương lai

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kết luận hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh những giá trị, sứ mệnh của văn hoá trong dòng chảy lịch sử, khẳng định văn hoá là hồn cốt, làm nên sức mạnh dân tộc.

Do đó, cần xem chương trình là một đại công trình, phải thực hiện một cách tổng thể, đồng bộ, tập trung nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đề ra, ưu tiên những nhiệm vụ cấp bách.

Thực hiện chương trình để mở đường, định hướng, xác định những nhiệm vụ cụ thể, tạo động lực để tất cả hệ thống chính trị, lực lượng quản lý, toàn xã hội cùng tham gia đóng góp cho công cuộc phát triển văn hoá.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị tiếp tục tập trung cho công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Thông qua chương trình, tập trung bảo tồn, gìn gữ, phát huy những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể; tu bổ, phát triển các thể chế văn hoá. Tập trung phát triển công tác đào tạo, xây dựng con người làm văn hoá; thể chế hoá các chủ trương của Đảng, Nhà nước; tiếp tục ứng dụng công nghệ số phục vụ nhiệm vụ quản lý, bảo tồn, quảng bá văn hoá…

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.