Đầu tư hơn 400 triệu đồng nâng cấp đền Cá Ông ở Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Việc nâng cấp đền Cá Ông (xã Xuân Yên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) góp phần phát huy, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa; tạo thuận lợi cho các hoạt động lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa tâm linh của người dân.

Đầu tư hơn 400 triệu đồng nâng cấp đền Cá Ông ở Nghi Xuân

Chiều 14/2, xã Xuân Yên (huyện Nghi Xuân) long trọng tổ chức lễ khánh thành nâng cấp, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền Cá Ông.

Theo lịch sử, đền Cá Ông được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII tại vùng biển Đô Uyên, thuộc tổng Đan Hải, huyện Nghi Xuân. Tương truyền, đền được ngư dân lập để thờ một con cá ông dạt vào làng và trở thành nơi sinh hoạt tâm linh của ngư dân trong vùng.

Sau cách mạng tháng Tám, đền được sử dụng làm nơi tổ chức các lớp bình dân học vụ; trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là điểm trú ẩn và cứu chữa cho thương binh của 2 đơn vị bộ đội C43 và C45 thuộc Quân khu 4...

Đầu tư hơn 400 triệu đồng nâng cấp đền Cá Ông ở Nghi Xuân

Đền Cá Ông trở thành nơi sinh hoạt tâm linh của ngư dân trong vùng.

Vào ngày 24/1 hằng năm, bà con ngư dân xã Xuân Yên tổ chức lễ hội cầu ngư nhằm cầu mong thần ông phù hộ một năm “mưa thuận, gió hòa”, mùa màng bội thu, dân làng yên ổn. Năm 2017, đền Cá Ông được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Theo thời gian, ngôi đền đã xuống cấp nên cần nâng cấp tôn tạo để đảm bảo nơi sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân và phát huy tốt giá trị di tích lịch sử.

Đầu tư hơn 400 triệu đồng nâng cấp đền Cá Ông ở Nghi Xuân

Công trình đền Cá Ông được đầu tư nâng cấp, tôn tạo với tổng mức đầu tư hơn 400 triệu đồng

Từ đầu tháng 6/2021, công trình được khởi công xây dựng mới phần hạ điện, cải tạo thượng điện và làm mới sân, cổng, hàng rào khu vực đền. Đến nay công trình hoàn thành với tổng mức đầu tư hơn 400 triệu đồng; trong đó 130 triệu đồng nguồn ngân sách Nhà nước, số còn lại huy động xã hội hóa.

Việc nâng cấp đền Cá Ông góp phần phát huy, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa; tạo thuận lợi cho các hoạt động lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa tâm linh của người dân nơi đây.

Chủ đề Đầu tư công

Đọc thêm

Đổi thay làng muối Châu Hạ

Đổi thay làng muối Châu Hạ

Thôn Châu Hạ (xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà,Hà Tĩnh) là vùng quê có nghề muối nổi tiếng. Bao đời nay, người dân nơi đây vẫn luôn giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của cha ông để ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập.  
Thành Sen - mùa hoa gọi nắng

Thành Sen - mùa hoa gọi nắng

Những hàng cây, góc phố khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu, khiến mỗi người đi qua phải chậm lại, ngắm nhìn và cảm nhận vẻ đẹp dịu dàng của Hà Tĩnh vào mùa hoa nở.
Cải tạo ao hồ thành những “lá phổi xanh”

Cải tạo ao hồ thành những “lá phổi xanh”

Trước thực trạng nhiều ao hồ bị thu hẹp hoặc ô nhiễm do rác thải, nhiều địa phương đã huy động nguồn lực xã hội hóa để đầu tư, cải tạo thành những “lá phổi xanh” điều hòa không khí cho các khu dân cư, nhất là trong thời tiết nắng nóng.
Ngọt mát hến dòng La

Ngọt mát hến dòng La

Qua bao thăng trầm, nghề đãi hến vẫn được người dân làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) nỗ lực gìn giữ, góp phần bảo tồn bản sắc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Nhịp sôi động của biển Hà Tĩnh

Nhịp sôi động của biển Hà Tĩnh

Bằng việc xây dựng nhiều sản phẩm hấp dẫn, các khu, điểm du lịch biển Hà Tĩnh đang nỗ lực giữ nhịp sôi động suốt mùa hè.
Trải nghiệm Thiên Cầm qua dịch vụ xe điện

Trải nghiệm Thiên Cầm qua dịch vụ xe điện

Nhiều du khách đến với biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) tỏ ra thích thú và hài lòng khi được trải nghiệm dịch vụ xe điện, ngắm nhìn cảnh quan, hòa mình vào nhịp sống của người dân.
Đá Bạc Eco -"Thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh

Đá Bạc Eco -"Thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh

Nằm giữa vùng đồi núi nhấp nhô thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ, Khu du lịch Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã trở thành "thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh, đầy sức mê hoặc , thu hút du khách xa gần.