(Baohatinh.vn) - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Trần Đình Gia tham gia chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao về giải pháp thực hiện các chỉ tiêu và đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp.
Sáng 7/11, Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với các lĩnh vực: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì điều hành phiên chất vấn.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Trần Đình Gia nêu câu hỏi chất vấn.
Đặt câu hỏi chất vấn, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Trần Đình Gia nhận định, với xu thế người dân ngày càng lựa chọn giải quyết tranh chấp tại tòa án, theo báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao thì số vụ việc hàng năm thụ lý giải quyết đều tăng, tính chất ngày càng phức tạp, với nguồn lực về nhân sự và điều kiện đảm bảo như hiện nay thì rất khó khăn.
Do đó, đại biểu đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao cho biết, giải pháp để chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ tiêu theo nghị quyết của Quốc hội và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Toàn cảnh phiên họp.
Trả lời chất vấn, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, ngành tòa án đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng xét xử. Trước hết là tăng cường công tác hòa giải. Kể từ khi Luật Hòa giải có hiệu lực, công tác hòa giải được triển khai hiệu quả giúp giảm áp lực đáng kể.
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao nhấn mạnh, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng trợ lý ảo tòa án được đánh giá là một điểm sáng trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Đã có 3,4 triệu lượt thẩm phán, thư ký sử dụng trợ lý ảo hỗ trợ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giải quyết công việc. Ngoài ra, ngành tăng cường, đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ thẩm phán; đề cao trách nhiệm, động viên cán bộ, công chức toàn ngành chuyên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ.
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn.
Chánh án cũng cho biết, một giải pháp căn cơ đang được triển khai là Tòa án nhân dân Tối cao đang đề xuất và được Quốc hội đồng ý sửa đổi Luật Tổ chức tòa án, qua đó giúp hệ thống tòa án chủ động bố trí hợp lý bộ máy; hình thành các tòa chuyên biệt để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án có tính chuyên môn sâu; thay đổi hợp lý các nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán; có chế độ, chính sách phù hợp đối với thẩm phán.
Về định hướng lâu dài, với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, số lượng công việc tăng, trung bình 600.000 vụ việc/năm, thời gian tới, ngành tòa án sẽ đề xuất các cấp có thẩm quyền tăng biên chế hợp lý cho hệ thống tòa án.
Các xã, phường mới ở Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thiện công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin để sẵn sàng cho việc vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả mô hình quản lý mới.
Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động. Hiện các địa phương đã hoàn thành công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, hạ tầng để sẵn sàng cho việc vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
Sau sắp xếp, sáp nhập, người dân được gì? Câu hỏi đó gửi gắm bao mong muốn, kỳ vọng của người dân Hà Tĩnh về một cơ cấu tổ chức mới gần gũi, trách nhiệm, hiệu quả và minh bạch hơn.
Theo yêu cầu của Bộ Chính trị, các địa phương cần khẩn trương hoàn thành toàn bộ công tác bố trí, sắp xếp cán bộ cấp tỉnh, cấp xã; bố trí đầy đủ trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc…
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy ở Hà Tĩnh hiện nay cho thấy, đạo đức công vụ đang giúp chuyển hóa một chính quyền đúng chức năng thành một chính quyền hợp lòng dân.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các địa phương phải tập trung rà soát từng nhiệm vụ, phân công và gắn trách nhiệm cụ thể trong liên thông, đồng bộ hạ tầng thông tin cho việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Sau 1 buổi làm việc tập trung, khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 29 HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, kết quả của Kỳ họp thứ 9 là minh chứng sinh động của ý Đảng hợp với lòng dân, đáp ứng yêu cầu cấp thiết có tính tất yếu khách quan.
Qua quá trình thảo luận, bàn bạc kỹ lưỡng, đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã biểu quyết, thông qua 11 nghị quyết quan trọng trên 3 lĩnh vực tài chính ngân sách, đầu tư ngoài ngân sách, nông nghiệp tài nguyên môi trường.
Mặc dù khối lượng công việc đồ sộ, song các đại biểu, các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội đã nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt mọi nội dung công việc theo chương trình Kỳ họp thứ 9 đề ra.
Trong ngày họp cuối cùng, Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua 7 luật và 7 nghị quyết quan trọng. Sau đó, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc, được truyền hình và phát thanh trực tiếp.
Đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hương Khê, Đức Thọ (Hà Tĩnh) trong quá trình xây dựng NTM.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ ngành Trung ương, chính quyền địa phương thống nhất hoàn thiện quan điểm về đất đai, hệ thống văn bản pháp luật liên quan, đảm bảo thống nhất, minh bạch và hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất.
Hà Tĩnh đã hoàn thành việc cập nhật 1.431 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia để sẵn sàng cho việc đóng Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ ngày 1/7.
Hệ thống hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin của 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh sau sáp nhập đang được hoàn thiện, sẵn sàng cho vận hành đồng bộ chính quyền địa phương 2 cấp từ tháng 7/2025.
Với những hình phạt tử hình đã tuyên trước ngày 1/7 với người phạm 8 tội danh, trong đó có tội tham ô, nhận hối lộ, nếu chưa thi hành án, Chánh án TAND Tối cao sẽ xem xét chuyển thành tù chung thân.
Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” trên địa bàn Hà Tĩnh nhằm phát huy truyền thống yêu nước, khơi dậy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển quê hương núi Hồng sông La.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt, hoàn thiện các nhóm nhiệm vụ về hạ tầng thông tin và giải quyết thủ tục hành chính để vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Bộ Nội vụ vừa ban hành công văn hướng dẫn các bộ, ban, ngành, địa phương về việc xem xét, quyết định cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc, hưởng chế độ theo Nghị định 178.
Sáng 24/6, với 418/423 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,45% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Điểm nổi bật của luật là tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam với điều kiện thông thoáng nhằm thu hút nguồn lực chất lượng cao.
Những kết quả đạt được của huyện NTM nâng cao Đức Thọ (Hà Tĩnh) là tiền đề, động lực để các đơn vị hành chính cấp xã mới đưa chương trình ngày càng đi vào chiều sâu.
Khối lượng công việc nhiều, yêu cầu nhiệm vụ cao, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp xã, phường ở Hà Tĩnh sau sắp xếp, nhất là người đứng đầu phải quyết tâm cao, trách nhiệm lớn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự vào cuộc tích cực, chuẩn bị chu đáo, các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã sẵn sàng vận hành trung tâm phục vụ hành chính công theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.