Đề cương về văn hóa Việt Nam - khởi nguồn và động lực phát triển

(Baohatinh.vn) - Hội thảo “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - khởi nguồn và động lực phát triển” đã giúp các đại biểu Hà Tĩnh cũng như cả nước hiểu rõ hơn giá trị to lớn của đề cương sau 80 năm ra đời, song hành cùng sự phát triển không ngừng đi lên của dân tộc, cũng như giá trị của văn kiện trong bối cảnh mới.

Sáng 27/2, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương và các cơ quan có liên quan tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - khởi nguồn và động lực phát triển”, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Đồng điều hành, chủ trì hội thảo có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Đoàn Minh Huấn.

Tham dự hội thảo, đầu cầu Hà Tĩnh có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu.

Đề cương về văn hóa Việt Nam - khởi nguồn và động lực phát triển

Ban chủ trì hội thảo. Ảnh: Tienphong.vn

Tại hội thảo, các đại biểu đã được xem phóng sự “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - khởi nguồn và động lực phát triển”. Phóng sự đã tóm tắt bối cảnh ra đời cũng như những giá trị to lớn, xuyên suốt của việc vận dụng đề cương vào lịch sử phát triển của đất nước suốt 80 năm qua.

Đề cương về văn hóa Việt Nam - khởi nguồn và động lực phát triển

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cùng chủ trì hội thảo đầu cầu Hà Tĩnh.

Phát biểu khai mạc, chỉ đạo và đề dẫn hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh: Cách đây 80 năm, vào tháng 2/1943, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua bản Đề cương về văn hóa Việt Nam, một văn kiện quan trọng do Tổng Bí thư Trường Chinh chấp bút soạn thảo.

Ra đời trong bối cảnh của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đề cương là cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta về văn hóa, xác lập văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa).

Thời điểm và bối cảnh ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã cho thấy tư duy, tầm nhìn và sự quan tâm sâu sắc của Đảng ta trong phát triển văn hóa. Từ điểm khởi nguồn này, trải qua tiến trình lịch sử với rất nhiều biến động, việc phát triển các giá trị mang tính cương lĩnh của đề cương vẫn giữ nguyên sức sống và có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Đề cương về văn hóa Việt Nam - khởi nguồn và động lực phát triển

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khai mạc, chỉ đạo và đề dẫn hội thảo. Ảnh: Báo Tổ quốc

Vì vậy, hội thảo là dịp để mỗi người cùng nhìn lại và khẳng định nền tảng lý luận, giá trị, nguyên tắc cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam. Từ đó tìm ra những định hướng, giải pháp góp phần khơi dậy khát vọng cống hiến, tạo động lực chấn hưng văn hóa, phát triển toàn diện con người Việt Nam trong bối cảnh mới; nhằm hiện thực hóa Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, triển khai có hiệu quả Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và cụ thể hóa lộ trình triển khai Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

Đề cương về văn hóa Việt Nam - khởi nguồn và động lực phát triển

Bản Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Trình bày báo cáo trung tâm, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng nêu 3 nội dung trọng tâm của Đề cương về văn hóa Việt Nam được đặt ra trong hội thảo, gồm: Giá trị lý luận của “Đề cương văn hóa Việt Nam; giá trị thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam trong phát triển văn hóa, xây dựng con người và Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực phát triển văn hóa, xây dựng con người theo hướng bền vững”.

Hội thảo đã thu hút hàng trăm tham luận gửi về với hơn 1.700 trang, trong đó tập trung vào 2 nội dung: Giá trị lý luận và thực tiễn của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” và Văn hóa, con người Việt Nam - nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Đề cương về văn hóa Việt Nam - khởi nguồn và động lực phát triển

Các đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh theo dõi hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã làm rõ các vấn đề cần bổ sung, hoàn thiện trong quá trình vận dụng giá trị của đề cương trong thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả giá trị của văn kiện này vì mục tiêu phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Đại biểu cũng đã được nghe các nhà nghiên cứu trình bày các tham luận quan trọng: Sự khai phá mở đường cho quá trình xây dựng lý luận văn hóa ở Việt Nam; Phát huy giá trị của “Đề cương về văn hoá Việt Nam” trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; Vận dụng tư tưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở tỉnh Nam Định; Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam đến các nghị quyết về văn hóa - văn nghệ của Đảng; Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam trong xây dựng và phát triển thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình...

Đề cương về văn hóa Việt Nam - khởi nguồn và động lực phát triển

Các đại biểu và khách mời tham gia thảo luận bàn tròn tại hội thảo (ảnh chụp qua màn hình).

Cùng với nghe báo cáo tham luận, hội thảo còn tổ chức thảo luận bàn tròn với sự tham gia của PGS.TS Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL; TS Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; PGS.TS Trần Quốc Toản - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Thượng tá, NSND Nguyễn Thị Thuý Hiền - Cục Công tác Đảng và công tác chính trị (Bộ Công an); PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam; ông Nguyễn Việt Nam - Doanh nghiệp sáng tạo TiredCity; TS Bùi Nguyên Bảo - Tiến sĩ ngoại giao văn hóa - điều phối.

Các đại biểu được mời trao đổi ý kiến tại thảo luận bàn tròn gồm: PGS.TS Phạm Quang Long, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội; bà Trần Thị Thu Đông, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và Hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Đề cương về văn hóa Việt Nam - khởi nguồn và động lực phát triển

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa bế mạc hội thảo (ảnh chụp qua màn hình).

Bế mạc hội thảo, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cảm ơn các đại biểu, nhà nghiên cứu, văn nghệ sỹ đã tích cực đóng góp tham luận, ý kiến để làm nên thành công của hội thảo. Hội thảo cấp quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - khởi nguồn và động lực phát triển” một lần nữa khẳng định những giá trị to lớn của đề cương từ khi ra đời cho đến nay, là cơ sở để dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, đồng bào, chiến sỹ cả nước không ngừng nỗ lực, hăng hái đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước. Trải qua 80 năm ra đời, đề cương đã góp phần hình thành văn hóa, con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Quá trình vận dụng kế thừa giá trị cốt lõi của đề cương trong việc xây dựng phát triển đất nước, Đảng ta đã không ngừng bổ sung, đổi mới nội dung để đề cương phù hợp với bối cảnh lịch sử, thời đại. Vì vậy, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, nhà quản lý nghiên cứu đóng góp ý kiến, công trình khoa học... nhằm tiếp tục xây dựng nền văn hóa dân tộc đáp ứng yêu cầu trong thời đại mới. Để văn hóa ngày càng thực sự phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, là động lực của toàn dân trong thực hiện khát vọng xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh.

Đề cương về văn hóa Việt Nam - khởi nguồn và động lực phát triển

Toàn cảnh điểm cầu Hà Tĩnh tham dự Hội thảo “Đề cương văn hóa Việt Nam”

Đảng ta đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, văn hóa là nội lực phát triển đất nước. Phát huy các giá trị cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam: Dân tộc, dân chủ, khoa học và nhân văn, văn hóa ngày càng khẳng định vai trò đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng văn hóa là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở khẳng định các giá trị, chúng ta tiếp tục kế thừa, phát triển để xây dựng nền văn hóa; tiếp tục nghiên cứu để tạo hành lang thể chế văn hóa nhằm giúp xây dựng nền văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới.

Tập trung nghiên cứu triển khai đồng bộ các giá trị quốc gia gắn với giá trị văn hóa, gia đình Việt Nam trong thời đại mới; tập trung nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển văn hóa; xây dựng văn hóa con người Việt Nam - văn hóa là chủ thể trung tâm trong xây dựng đời sống. Khẳng định đề cương văn hóa Việt Nam là một phần quan trọng trong đời sống dân tộc.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.