Đồng chí Trường Chinh với Đề cương Văn hóa Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Để chống lại chính sách văn hóa phản động của thực dân Pháp - phát xít Nhật và tay sai của chúng, chống lại trào lưu lãng mạn có khuynh hướng cải lương, bi quan, bế tắc..., đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh đã soạn thảo Đề cương Văn hóa Việt Nam. Đề cương đã được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng vào tháng 2/1943.

Bản Đề cương Văn hóa Việt Nam nêu 3 nguyên tắc lớn trong cuộc vận động xây dựng nền văn hóa Việt Nam: dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, làm cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập), đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng) và khoa học hóa (chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ).

Đồng chí Trường Chinh với Đề cương Văn hóa Việt Nam

1 trang trong Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943. Ảnh tư liệu

Đề cương Văn hóa Việt Nam là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa. Bản Đề cương Văn hóa Việt Nam do đó đã góp phần tập hợp các nhà văn hóa, trí thức để tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong năm 1943, Hội Văn hóa Cứu quốc đã ra đời và tham gia vào Mặt trận Việt Minh.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) ra đời. Ngày 24/11/1946, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn (Hà Nội).

Hơn 200 nhà hoạt động văn hóa đại diện cho phong trào văn hóa toàn quốc và đại diện Chính phủ, Ủy ban Thường trực Quốc hội đã đến dự hội nghị. Trong diễn văn khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Người chỉ rõ: Nhiệm vụ của văn hóa mới là phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với 3 tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng. Thắng lợi của hội nghị này đã đặt cơ sở cho nền văn hóa mới ở Việt Nam.

Đồng chí Trường Chinh với Đề cương Văn hóa Việt Nam

Các đại biểu dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, tháng 11.1946. Ảnh tư liệu

Hai năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai do Đảng ta triệu tập đã diễn ra từ ngày 16 - 20/7/1948 tại xã Đào Giã, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ khi cả nước đang trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Hội nghị đã tập trung hầu hết các nhà lãnh đạo, nhà văn hóa, văn nghệ sĩ nổi tiếng trong toàn quốc về dự. Các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị này, Tổng Bí thư Trường Chinh đã đọc bản báo cáo quan trọng về Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, chỉ rõ lập trường văn hóa cách mạng trên thế giới và ở nước ta. Đó là: “Về xã hội, lấy giai cấp công nhân làm gốc. Về chính trị, lấy độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và CNXH làm gốc. Về tư tưởng, lấy học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm gốc. Về sáng tác văn nghệ, lấy chủ nghĩa hiện thực XHCN làm gốc”.

Nhân kỷ niệm lần thứ 40 ngày ra đời của bản Đề cương văn hóa Việt Nam, ngày 27/12/1983, đồng chí Trường Chinh (Chủ tịch Hội đồng Nhà nước) đã có bài phát biểu tại Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam. Về xây dựng nền văn hóa Việt Nam, đồng chí Trường Chinh nêu rõ: Đại hội lần thứ V của Đảng đã chỉ rõ nền văn hóa nước ta đang xây dựng là nền văn hóa có nội dung XHCN và tính chất dân tộc, có tính Đảng và tính Nhân dân sâu sắc, thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Đồng chí Trường Chinh với Đề cương Văn hóa Việt Nam

Đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh - tác giả Đề cương Văn hóa Việt Nam. Ảnh tư liệu

Theo đồng chí Trường Chinh, những người làm công tác văn hóa, văn nghệ không những thấy sự lãnh đạo của Đảng là cần thiết mà còn gắn bó với Đảng từ trong tâm hồn mình. Đồng chí Trường Chinh tổng kết lại: “Cuộc sống không đứng ngừng một chỗ. Cần phát triển đề cương văn hóa theo hướng đúng trong điều kiện cách mạng XHCN ở nước ta. Đồng thời, cần tích cực đấu tranh bảo vệ đường lối văn hóa của Đảng, phê phán kịp thời những biểu hiện tiêu cực, hoang mang, xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, xa rời sự lãnh đạo của Đảng, xa rời quần chúng, những biểu hiện của tư tưởng tự do tư sản trong lý luận, phê bình và sáng tác”.

Ngày 16/7/1998, Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương khóa VIII đã ban hành nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếp đó, trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta, xã hội XHCN mà Nhân dân ta xây dựng là xã hội có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc(*).

Ngày 24/11/2021, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và CNXH; chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa của thế giới, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển” và “soi đường cho quốc dân đi”.

Đồng chí Trường Chinh với Đề cương Văn hóa Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với các đại biểu tham dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 tại Nhà Quốc hội - Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Sau 37 năm đổi mới và hội nhập (1986-2023), nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Việt Nam đã được công nhận là di sản thế giới, di sản ký ức thế giới. Các loại hình của văn hóa Việt Nam ngày càng được cộng đồng thế giới biết đến và đánh giá tích cực. Đời sống văn hóa của đại đa số cư dân đều có những chuyển biến tích cực, kể cả những người ở vùng sâu, vùng xa.

Là một thành viên của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) từ năm 1976, Việt Nam được đánh giá là một điển hình về thành tựu của UNESCO. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện là thành viên tích cực của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft đã đánh giá: “Tự bản thân Việt Nam đã đại diện cho những giá trị của UNESCO là đoàn kết, khoan dung, đa dạng và hài hòa. Đây là những giá trị nền tảng tạo nên bản sắc Việt Nam”.

80 năm trôi qua, bản Đề cương văn hóa Việt Nam đã chứng minh sức sống, giá trị soi sáng và là nền tảng tư tưởng để Đảng ta lãnh đạo xây dựng nền văn hóa Việt Nam vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

(*) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.70.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…