Đi lễ giờ hành chính, hiệu trưởng ở Hà Nội mất chức

Hiệu trưởng trường THCS Mỹ Lương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) Trần Thị Yến vừa bị giáng chức do đi lễ trong giờ hành chính.

Trao đổi với báo chí chiều 20/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Hoàng Minh Hiến cho biết, sau thời gian xem xét, Chủ tịch UBND huyện vừa ký quyết định giáng chức từ hiệu trưởng xuống làm hiệu phó trường THCS Mỹ Lương đối với bà Trần Thị Yến do đi lễ đền Bà chúa kho trong chiều thứ 6 (2/3).

di le gio hanh chinh hieu truong o ha noi mat chuc

Việc đi lễ đầu năm trong giờ hành chính khiến nhiều cán bộ bị kỷ luật. (Ảnh minh hoạ)

Huyện cũng có quyết định cảnh cáo một hiệu phó của trường. Các quyết định này có hiệu lực từ 19/3.

Với 2 giáo viên khác đi cùng, ông Hiến cho biết, một giáo viên thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường, còn một giáo viên dạy tin không thuộc quản lý trực tiếp của trường.

Trước đó, như đã phản ánh, sự việc liên quan đến 4 giáo viên của trường THCS Mỹ Lương, gồm hiệu trưởng Trần Thị Yến, hiệu phó và 2 giáo viên khác.

Vào chiều thứ 6 (ngày 2/3), trường có lịch học bồi dưỡng học sinh (không phải học chính khóa), nhưng một số giáo viên ở xa đề nghị đổi lịch học sang chiều thứ 7 để về nhà sớm.

Do đó, trường đã đổi lịch học, có thông báo cho phụ huynh và học sinh. Buổi chiều hôm đó, 4 cán bộ nói trên đã đi lễ đền Bà chúa kho (tỉnh Bắc Ninh).

Tuy không có lịch học chính khóa, nhưng chiều thứ 6 vẫn là ngày làm việc hành chính.

Sau khi báo chí phản ánh, GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký văn bản gửi UBND huyện Chương Mỹ về việc xử lý vi phạm kỷ cương hành chính của cán bộ trường THCS Mỹ Lương.

Tại cuộc giao ban báo chí Thành uỷ chiều 6/3, Phó ban Tuyên giáo Thành uỷ Trần Xuân Hà nhấn mạnh, quan điểm của Ban Tuyên giáo Thành uỷ về những sai phạm như dùng giờ hành chính, xe công để đi lễ hội hoặc du lịch cho mục đích cá nhân là việc cần xử lý nghiêm.

Đối với cán bộ đảng viên và người đứng đầu phải gương mẫu trong việc này.

Theo Vietnamnet

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.