(Baohatinh.vn) - Từ đầu năm lại nay, Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đón 13.848 lượt khách, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước khi dịch COVID-19 diễn ra.
Đoàn học sinh đến từ tỉnh Nghệ An tham quan Khu di tích Nguyễn Du dịp tháng 3/2023.
Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu di tích Nguyễn Du, trong tổng số 13.848 lượt khách đến tham quan từ đầu năm đến nay, có 80% lượng lượt khách đến từ ngoại tỉnh. Một số tỉnh, thành phố có nhiều đoàn khách đến tham quan như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh...
Cùng với khách trong nước, Khu di tích Nguyễn Du cũng đã đón nhiều đoàn khách quốc tế như: đoàn khách của các đại sứ quán Lào, Ấn Độ, Thái Lan; đoàn khách đến từ Canada, Nhật Bản, Mỹ...
Đoàn khách ngoại tỉnh tham quan Khu di tích Nguyễn Du trong ngày 7/4/2023.
Mặc dù lượng khách tham quan đông, có thời điểm khu di tích đón 1.000 lượt khách/ngày nhưng nhờ chuẩn bị tốt các điều kiện đón tiếp du khách nên không xẩy ra tình trạng quá tải.
Đặc biệt, song song với các công tác như vệ sinh môi trường, cảnh quan, bảo dưỡng các hiện vật, cổ vật..., đội ngũ hướng dẫn viên Khu di tích Nguyễn Du luôn trong tâm thế sẵn sàng phục vụ, giúp du khách hiểu sâu hơn những giá trị của di sản văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Anh Bồ Tấn Thành - Trưởng đoàn du khách đến từ TP Hồ Chí Minh tham quan Khu di tích Nguyễn Du trong ngày 7/4/2023.
Từng dẫn nhiều đoàn khách về tham quan Khu di tích Nguyễn Du, tôi nhận thấy công tác đón tiếp của BQL luôn chu đáo. Đặc biệt cùng với cảnh quan, môi trường sạch sẽ, các nhân viên thuyết minh rất nhiệt tình.
Khác với nhiều điểm tham quan có thu phí, hiện các dịch vụ ở Khu di tích Nguyễn Du như vào cổng, dẫn đoàn thuyết minh... hoàn toàn miễn phí, đây là một việc làm ý nghĩa. Tuy nhiên, đây là một khu di tích quốc gia đặc biệt mang giá trị lớn về văn hóa, lịch sử nên công tác bảo tồn sẽ rất tốn kém. Theo tôi, thay vì thu phí, chính quyền và BQL Khu di tích nên đưa ra những mức đóng góp hợp lý để du khách cùng chung tay bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
Anh Bồ Tấn Thành - Trưởng đoàn du khách đến từ TP Hồ Chí Minh
Được triển khai sưu tầm trong suốt khoảng 10 năm, các phiên bản mộc bản, bản rập mộc bản trên giấy dó đã lưu lại những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du trong suốt 18 năm làm quan dưới triều Nguyễn
Vườn chim nhân tạo dần hình thành giữa TP Hà Tĩnh sẽ là quần thể sinh thái sống động, nơi bảo tồn chim trời và tạo điểm tựa để phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm.
Chuyến khảo sát của các doanh nghiệp lữ hành đến từ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nhằm tìm hiểu sản phẩm dịch vụ du lịch, xây dựng tour, tuyến về với Hà Tĩnh.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang triển khai kế hoạch hoạt động du lịch mùa đông năm 2024, trong đó khuyến khích chế biến món lẩu hải sản, các loại hải sản nướng ở KDL Thiên Cầm.
Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút khoảng 220.242 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 265% so với cùng kỳ năm 2023.
Thời tiết thuận lợi trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 giúp biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thu hút hàng chục nghìn khách du lịch về tham quan, nghỉ dưỡng.
Những con đường, tuyến phố gắn liền với tên tuổi của các anh hùng, liệt sỹ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, hôm nay được xây dựng khang trang, sạch đẹp, là minh chứng cho sự phát triển của TP Hà Tĩnh trẻ trung, năng động.
Trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, hàng ngàn du khách thập phương đã về tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Hướng đến kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Lê Hữu Trác, Khu du lịch sinh thái Hải Thượng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đầu tư nhiều sản phẩm hấp dẫn, thu hút du khách, góp phần quảng bá những di sản của Đại danh y để lại.
Trải nghiệm đón bình minh trên biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) với các hoạt động như: tắm biển, tập thể dục thể thao, đi chợ hải sản... là lựa chọn của nhiều du khách gần xa.
Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.
Để lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác diễn ra thành công, các cấp ngành và địa phương Hà Tĩnh đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị.
Từ một vùng đất cằn cỗi, đồi núi hoang sơ, thôn Xuân Sơn, xã Cổ Đạm (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) hôm nay đã vươn mình trở thành khu dân cư kiểu mẫu đáng sống...
Đón nhận “luồng gió mới” từ những chủ trương chính sách của các cấp, ngành trong phát triển du lịch, gần đây, nhiều cá nhân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình, sản phẩm hấp dẫn, góp phần thu hút du khách.
“Tôi có thể hiểu được tiếng các loài chim và đã hỗ trợ xây dựng được hơn 20 mô hình bảo tồn chim trời với hàng chục loài, tạo nên những mô hình du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách. Tôi mong muốn giúp Hà Tĩnh xây dựng mô hình này”, ông Lê Danh Cương chia sẻ.
Quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa - lịch sử về Đại danh y và là điểm đến văn hóa tâm linh của người dân muôn phương.
Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đã thực hiện số hóa dữ liệu hình ảnh và đưa vào hoạt động tại Khu du lịch Chùa Hương, Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng.
Đón bình minh trên biển Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh) để hòa mình vào dòng nước mát, chiêm ngưỡng cảnh đẹp đất trời và cảm nhận những điều tuyệt vời của biển Hà Tĩnh.
Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai kịp thời các phần việc, đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực để người dân mọi miền về tri ân các anh hùng liệt sĩ.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hà Tĩnh đón trên 3,5 triệu lượt khách tham quan, tuy nhiên khách lưu trú chỉ đạt hơn 447 nghìn lượt, giảm 18% so với cùng kỳ.
Khi mặt trời ló rạng, người dân và du khách đã chào đón bình minh tuyệt đẹp và hòa mình vào làn nước mát trong của biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh).
Lễ hội đánh cá Vực Rào là một 3 lễ hội đánh cá lớn nhất Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của người dân huyện Nghi Xuân nói riêng và Hà Tĩnh nói chung.
Chuyến khảo sát đã giúp các đơn vị đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có cái nhìn toàn cảnh về các sản phẩm du lịch nông nghiệp, sinh thái của Hà Tĩnh, để tăng cường liên kết phát triển trong thời gian tới.