(Baohatinh.vn) - Thủ đô Tokyo của Nhật Bản hiện có khoảng 7.000 cửa hàng tiện lợi, và theo Nikkei, đến bất kỳ cửa hàng nào trong số này, khả năng cao bạn sẽ được phục vụ bởi các nhân viên là sinh viên nước ngoài. Họ đa phần đến từ Trung Quốc, Việt Nam và Nepal.

Doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản “giành nhau” tuyển dụng sinh viên nước ngoài

Thủ đô Tokyo của Nhật Bản hiện có khoảng 7.000 cửa hàng tiện lợi, và theo Nikkei, đến bất kỳ cửa hàng nào trong số này, khả năng cao bạn sẽ được phục vụ bởi các nhân viên là sinh viên nước ngoài. Họ đa phần đến từ Trung Quốc, Việt Nam và Nepal.

Doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản “giành nhau” tuyển dụng sinh viên nước ngoài

Sinh viên người Đài Loan Kuo Hsin I (bên phải) làm việc bên trong một cửa hàng tiện lợi của Lawson ở Tokyo. (Ảnh: Ken Kobayashi)

Bên trong một cửa hàng tiện lợi của Lawson ở khu Shinjuku, Tokyo, phóng viên tạp chí Nikkei Asian Review bắt gặp những nhân viên người Việt đang phục vụ khách phía trước quầy, trong khi bốn sinh viên khác đến từ Trung Quốc và Đài Loan đang học cách tương tác với khách hàng Nhật ở phía sau.

“Xin chào. Cảm ơn bạn đã tới mua sắm ở cửa hàng chúng tôi. Bạn có thẻ tích điểm không?”, Kuo Hsin I, 22 tuổi, người Đài Loan, vừa nói vừa thoăn thoắt đóng gói hàng hóa. “Ba món đồ có giá tổng cộng là 328 yên. Bạn có muốn lấy thêm đũa không? Đây là tiền thừa của bạn, 672 yên, và hóa đơn. Cảm ơn bạn rất nhiều. Rất mong được phục vụ bạn một lần nữa”, Kuo nói. Một nhân viên đào tạo người Nhật đứng cạnh Kuo để kiểm tra thời gian. “Lần này chỉ mất 48 giây. Bạn làm tốt lắm”, người này nói.

Kuo là một trong khoảng 260.000 sinh viên nước ngoài hiện đang làm việc bán thời gian tại đất nước mặt trời mọc. Theo luật nhập cư của Nhật, sinh viên nước ngoài được phép làm bất kỳ công việc hợp pháp nào miễn là không quá 28 giờ một tuần. Chính sách trên đã khiến các sinh viên nước ngoài dần trở thành một trong những thành phần quan trọng trong lực lượng lao động của “xứ Phù Tang”.

Lawson - chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn thứ hai Nhật Bản xét theo thị phần, đã tuyển dụng khoảng 10.000 người nước ngoài (chủ yếu là sinh viên), trên tổng số 190.000 nhân viên, làm việc bán thời gian. Công ty này dự kiến thuê thêm nhiều nhân viên nước ngoài trong những năm tới.

“Vai trò của họ sẽ tăng lên khi lượng du khách nước ngoài dự kiến tăng trong dịp Olympic Tokyo 2020”, Hiroyuki Chiba, quản lý nhân sự của Lawson, cho biết.

Các nhân viên bán thời gian sẽ đảm nhận những công việc như pha chế các loại đồ uống gồm cà phê, trà, chocolate nóng, chuẩn bị thức ăn, đóng gói các đơn hàng và giao hàng.

Các đối thủ của Lawson, 7-Eleven - chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản - có khoảng 28.000 nhân viên là người nước ngoài làm việc khắp đất nước. Trong khi FamilyMart, “ông lớn” thứ ba trong ngành bán lẻ, con số này là khoảng 10.000 nhân viên.

Có vẻ như nhu cầu tuyển dụng sinh viên nước ngoài là không có giới hạn trong ngành bán lẻ tại đất nước này. Gusto, một chuỗi nhà hàng gia đình ở Nhật, có khoảng 600 nhân viên là sinh viên nước ngoài. Trong khi công ty chuyển phát hàng hóa Yamato Transport, mặc dù từ chối cho biết số lượng sinh viên đang làm việc cho mình, thường tuyển dụng lực lượng này làm công việc phân loại, sắp xếp bưu kiện tại các trung tâm phân phối.

Đối với sinh viên các trường ngoại ngữ, Lawson có cơ chế linh hoạt giúp người lao động chủ động sắp xếp hợp lý giữa việc học và làm thêm cũng như nâng cao cơ hội sử dụng tiếng Nhật. Có những công việc được trả lương cao hơn, nhưng thời gian làm việc không thuận lợi hoặc làm các công việc đơn điệu bên trong nhà máy, ít có sự tương tác giữa con người. Những người lựa chọn công việc này có thể phải làm việc suốt đêm, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, ban ngày không thể đến lớp. Tính chất công việc không đòi hỏi tương tác nhiều cũng khiến họ không thể cải thiện trình độ ngoại ngữ.

Zhang Rui Jun, 21 tuổi, đến từ Thanh Đảo, Trung Quốc, là sinh viên một trường ngoại ngữ tại Nhật Bản hiện đang làm thêm tại Lawson. Để tiết kiệm tiền, mỗi ngày, Zhang đạp xe 5 km từ nhà tới chỗ làm, mặc dù công ty trả tiền phí đi lại. Cậu sinh viên này cho biết Nhật Bản có chi phí sử dụng phương tiện công cộng cao gấp đôi so với ở Trung Quốc.

Là một fan của phim hoạt hình Nhật Bản, Zhang cho biết cậu muốn tiếp tục học đại học và làm việc cho một công ty điện ảnh tại đất nước này. Hạn chế thị thực buộc sinh viên nước ngoài theo học các trường ngoại ngữ chỉ có thể ở lại Nhật tối đa hai năm. Nếu muốn ở lại lâu hơn, các sinh viên phải học đại học hoặc trường kỹ thuật.

“Bố mẹ giúp tôi trả tiền học phí, nhưng tôi đã trưởng thành và không thể cứ tiếp tục sống dựa vào họ”, Zhang nói.

  • Doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản “giành nhau” tuyển dụng sinh viên nước ngoài
    Con em ngành y tế được hỗ trợ đi làm điều dưỡng tại Nhật Bản

    Đó là thông báo của Công ty CP nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (JAVICO) Chi nhánh Hà Tĩnh tại hội thảo tuyển dụng, đào tạo nhân lực lao động điều dưỡng và du học Nhật Bản do Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh phối hợp tổ chức chiều 24/3.

  • Doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản “giành nhau” tuyển dụng sinh viên nước ngoài
    Những người giàu nhất Nhật Bản

    Xứ sở hoa anh đào vốn nhỏ bé, tài nguyên thiên nhiên lại không nhiều nên đa số tỷ phú nước này phất lên từ các ngành dịch vụ như viễn thông, ngân hàng, bất động sản,...

  • Doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản “giành nhau” tuyển dụng sinh viên nước ngoài
    240 điều dưỡng, hộ lý có cơ hội làm việc tại Nhật Bản

    Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có thông báo tuyển chọn 240 điều dưỡng viên, hộ lí sang làm việc tại Nhật Bản trong năm 2017, với mức lương từ 130.000 – 150.000 Yên/tháng.

Phương Đặng

(Theo Nikkei Asian Review)


Phương Đặng
(Theo Nikkei Asian Review)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Tin liên quan

Xem nhiều

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm Thành phố Hà Tĩnh

Hãy chia sẻ với bạn bè!
Tắt [X]