Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

(Baohatinh.vn) - “Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững” đã đánh giá toàn diện các vấn đề đang đặt ra, từ đó xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ nền kinh tế sớm trở lại trạng thái bình thường mới, không “lỡ nhịp” xu thế phục hồi và phát triển của thế giới.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

Toàn cảnh “Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững” (Ảnh: Quochoi.vn).

Sáng 5/12, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức “Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững”. Diễn đàn diễn ra dưới hình thức trực tuyến tới 57 điểm cầu trong và ngoài nước nhằm phục vụ sự quan tâm của đông đảo cử tri, Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Tham dự diễn đàn có: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái...

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Trong sáng nay, diễn đàn tiến hành phiên toàn thể và tọa đàm cấp cao với chủ đề “Một số gợi ý đối với chương trình phục hồi và phát triển KT-XH Việt Nam”.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

Điểm cầu Hà Tĩnh

Thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế bền vững

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc diễn đàn (Ảnh: Quochoi.vn)

Phát biểu khai mạc tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã gây ra thiệt hại nặng nề về KT-XH trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh và duy trì tốt nền kinh tế với tăng trưởng dương với 2,91%.

Năm 2021, Việt Nam có nhiều đổi mới để thực hiện nhiệm vụ kép. 6 tháng đầu năm mặc dù duy trì mức tăng trưởng 5,64%, song do ảnh hưởng của đợt dịch lần thứ 4 với biến chủng Delta, tính chung 9 tháng chỉ tăng 1,42%. Dù dự kiến cả năm, KT-XH có mức tăng trưởng dương khá tốt nhưng vẫn không đạt mục tiêu đặt ra. Từ đó, ảnh hưởng đến mục tiêu trong 5 năm tới.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Theo Chủ tịch Quốc hội, diễn đàn này sẽ tập trung thảo luận về tình hình thế giới; sự xuất hiện biến chủng mới, các phân tích đánh giá xu hướng dịch bệnh của thế giới và những tác động đến kinh tế vĩ mô, động lực tăng trưởng của Việt Nam; trao đổi, giải đáp các câu hỏi huy động nguồn lực từ đâu; việc phân bổ sử dụng nguồn lực thế nào và đưa ra câu trả lời về năng lực hấp thu của nền kinh tế.

Diễn đàn sẽ đánh giá toàn diện các vấn đề đang đặt ra, từ đó xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, sớm trở lại trạng thái bình thường mới, không “lỡ nhịp” xu thế phục hồi và phát triển của thế giới. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện cơ bản để phục hồi và phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Ban hành chính sách tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

Tại diễn đàn, đại biểu đã nghe Tiến sỹ Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia trình bày “Một số gợi ý chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển KT-XH”; ông Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng Ngân hàng phát triển châu Á tại Việt Nam tham luận về “Phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách với Việt Nam”;

PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đóng góp ý kiến “Phục hồi và phát triển kinh tế bền vững thông qua thúc đẩy chuyển đổi số ở Việt Nam”; ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam trao đổi “Khuyến nghị chính sách đẩy mạnh phục hồi kinh tế”.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

Ông Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng Ngân hàng phát triển châu Á tại Việt Nam tham luận tại diễn đàn

Các chuyên gia, nhà khoa học đã đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế thế giới và Việt Nam; đưa ra các giải pháp ngắn hạn, dài hạn nhằm phục hồi và tạo môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

Ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam trình bày "Khuyến nghị chính sách đẩy mạnh phục hồi kinh tế". (Ảnh: Quochoi.vn).

Khi nền kinh tế đã dần phục hồi, cần có các biện pháp mở rộng cơ sở thu, tăng cường quản lý thu và cải thiện hiệu quả chi NSNN để thiết lập lại kỷ luật tài khóa trong vòng 3-5 năm sau; đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính quốc gia trong giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, có các gói hỗ trợ tài khóa; coi đầu tư công tiếp tục là trụ đỡ của phát triển kinh tế; có sự phối hợp, hợp tác và hỗ trợ quốc tế.

Thúc đẩy kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin dữ liệu số hóa trong nước; đẩy mạnh đầu tư cho hạ tầng số, nền tảng số; đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong quản lý tài chính, thuế, an sinh xã hội, y tế, giáo dục.

Chuyên gia gợi ý phục hồi và phát triển KT-XH

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

Đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh nghe các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi và tham luận tại diễn đàn.

Chương trình sau đó tiếp tục với phiên tọa đàm cấp cao có chủ đề: “Một số gợi ý đối với Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH Việt Nam”. Tại đây, các chuyên gia đã tham gia ý kiến nhằm đạt mục tiêu diễn đàn đã đề ra. Theo đó, chú trọng tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh kinh tế số, chuyển đổi số gắn với cải cách thể chế nhằm tăng năng lực cạnh tranh quốc gia; cân bằng chính sách tài khóa và tiền tệ để tái thiết nền kinh tế.

Đầu tư Nhà nước cần giữ vai trò tiên phong để thực hiện nhiệm vụ dẫn dắt, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân; có các gói kích thích kinh tế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế; đào tạo nghề, đào tạo kỹ thuật, giải quyết việc làm cho người lao động...

Bên cạnh đó, cần tập trung thực hiện giải pháp đồng bộ, quan tâm củng cố hệ thống lĩnh vực y tế; tăng cường bao phủ chiến lược vắc-xin, nâng cao sức khỏe cho người dân; cân nhắc để giải quyết những thách thức trước mắt; tạo điều kiện phát triển KT-XH trong những năm tới.

Tại phiên làm việc buổi chiều, diễn đàn sẽ tiếp tục tọa đàm cấp cao với 2 chuyên đề: “Phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế”, “Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế”.

Chủ đề HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đọc thêm

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khuyến cáo, công dân Việt Nam không đến Ukraine, trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.