Điều chỉnh “lệch chuẩn” trên không gian mạng

(Baohatinh.vn) - Thời gian gần đây, cách ứng xử “lệch chuẩn” trên MXH đã đến hồi báo động. Người Hà Tĩnh cũng như Nhân dân cả nước, cần có một sự thanh lọc, điều chỉnh để trả lại không gian lành mạnh trên không gian mạng.

Điều chỉnh “lệch chuẩn” trên không gian mạng

Nhào dzô - tác phẩm đoạt giải khuyến khích Biếm họa Báo chí Việt Nam lần V–2018. Ảnh: tuyengiao.vn

“Loạn” từ thế giới ảo

Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2020, Việt Nam có 65 triệu người sử dụng MXH, thuộc top đầu những quốc gia có người dùng MXH cao nhất thế giới. MXH giúp con người tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng kết nối với nhau, xóa nhòa khoảng cách địa lý, chia sẻ buồn vui... từ đó hình thành nên một đời sống muôn sắc màu mà thường gọi là thế giới mạng.

Tuy nhiên, cùng với sự “nở rộ” và phát triển của MXH trong thời gian qua, “cuộc sống” trên nền tảng số này đã bộc lộ nhiều hạn chế, gây bức xúc trong dư luận. Việc tự do ngôn luận mang hướng tiêu cực trên MXH thời gian gần đây là một thực tế đáng báo động. Theo khảo sát được công bố nhân ngày quốc tế An toàn Internet năm 2020 của Microsoft, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI).

Chị Trần Thị Hà, một giáo viên ở Lộc Hà cho biết: “Thời gian gần đây, có những buổi livestream trên Facebook, Youtube… của những người nổi tiếng thu hút hàng trăm nghìn lượt người xem nhưng lời lẽ của nhân vật chính thì đả kích, chửi rủa bằng những ngôn từ tục tĩu, thiếu văn minh. Không chỉ vậy, người theo dõi cũng hùa theo nhục mạ đối tượng. Tôi thấy kinh khủng quá”.

Điều chỉnh “lệch chuẩn” trên không gian mạng

Tình trạng “bóc phốt”, chửi rủa nhau thời gian gần đây biểu hiện hành vi thiếu văn minh trên MXH

Cao trào “bóc phốt” với ngôn ngữ quá đà trong thời gian gần đây có lẽ nổi lên từ sự việc một nữ doanh nhân ở tỉnh Bình Dương đăng đàn tố cáo hành vi sai trái của người tự xưng là lương y có tên là V.H.Y, vào đầu tháng 5 vừa qua.

Sự việc được đông đảo cư dân mạng hưởng ứng khi người này đưa ra được nhiều bằng chứng có tính thuyết phục kèm theo hành động làm đơn tố cáo việc làm sai trái của đối tượng đến cơ quan chức năng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì không nói làm gì, nữ doanh nhân này còn “bóc phốt” giới nghệ sỹ làm từ thiện và cả những góc tối trong đời sống của các cá nhân này, tạo nên 2 luồng dư luận và một cuộc “khẩu chiến” không đáng có trên MXH.

Những mặt trái của văn hóa ứng xử trên không gian mạng đã và đang xẩy ra mọi lúc, mọi nơi. Tại Hà Tĩnh, thời gian qua, khi dịch Covid-19 bùng phát, rất nhiều cá nhân, nhóm người đã lợi dụng MXH đăng, tung tin sai sự thật khiến dư luận hoang mang, gây chia rẽ dân chúng. Nhiều tài khoản Facebook, Zalo lan truyền những vần thơ bịa đặt chuyện riêng tư của một vài bệnh nhân covid-19 gây tổn thương tinh thần họ.

Điều chỉnh “lệch chuẩn” trên không gian mạng

Hành vi ứng xử thiếu văn minh trên MXH không chỉ tác động đến người lớn mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em. (Trong ảnh: Trẻ em nông thôn xem MXH qua kết nối với màn hình tivi)

Một cái nhấp chuột, một lần ấn nút like, share hay một comment trên tài khoản của người khác, một status trên tài khoản Facebook, Zalo… của mình đều góp phần tạo nên dư luận xã hội. Nếu nó là tiêu cực, thiếu kiểm chứng thì sẽ phương hại đến lối sống, đạo đức của cả xã hội.

Điều chỉnh ứng xử từ… bộ quy tắc

Nói về nguyên nhân của ứng xử văn hóa thiếu lành mạnh trên MXH thời gian qua, anh Trần Đức Cường - Trung tâm Quảng bá, xúc tiến Văn hóa - du lịch Hà Tĩnh bày tỏ: “Theo tôi, nguyên nhân của những hiện tượng trên bắt nguồn từ việc nhiều người dùng MXH hiện nay còn thiếu hiểu biết hoặc chưa thực sự ý thức được mặt tích cực cũng như mặt trái của nó.

Nếu nghĩ rằng, MXH là cuộc sống ảo, bản thân có thể phát ngôn bừa bãi, xúc phạm người khác thì hoàn toàn sai lầm. Với những điều luật đã ban hành, mỗi cá nhân đều có thể đối diện với những hình thức xử phạt, thậm chí vào tù… vì hành vi ứng xử của mình trên MXH”.

Điều chỉnh “lệch chuẩn” trên không gian mạng

Anh Trần Đức Cường - Trung tâm Quảng bá, xúc tiến Văn hóa - du lịch Hà Tĩnh: “Nếu nghĩ rằng, MXH là cuộc sống ảo, bản thân có thể phát ngôn bừa bãi, xúc phạm người khác thì hoàn toàn sai lầm.”

Thanh lọc ứng xử trên MXH là điều cần thiết và đã được cơ quan chức năng hành động. Ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

Quyết định gồm 3 chương với 9 điều, trong đó nội dung của Bộ Quy tắc được trình bày rõ từ Điều 3 đến Điều 7, gồm: quy tắc ứng xử chung (tôn trọng, tuân thủ pháp luật; lành mạnh; an toàn bảo mật thông tin; trách nhiệm); quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân; quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước; quy tắc ứng xử cho các cơ quan nhà nước; quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ MXH.

Điều chỉnh “lệch chuẩn” trên không gian mạng

Đoàn Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà) tổ chức sinh hoạt trực tuyến tìm hiểu về Bộ quy tắc ứng xử trên MXH

Một trong những nội dung tại Điều 4 quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân ghi rõ: có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.

Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Việc Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên MXH là hành động rất cần thiết. Đây là cơ sở để tiến tới làm lành mạnh môi trường ứng xử trên MXH trong thời gian tới.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!