LHQ và các tổ chức đối tác ngày 23/9 đã kêu gọi các nước trên toàn thế giới hãy hành động khẩn cấp đối phó với cái mà họ gọi là “đại dịch thông tin sai lệch ” (infodemic) nổi lên cùng với đại dịch COVID-19 trên cả mạng trực tuyến cũng như ở ngoài đời sống thực.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao của kỳ họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 75 ở New York, Mỹ ngày 23/9/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New York, LHQ và các tổ chức đối tác nhấn mạnh rằng thông tin sai lệch có thể khiến người ta phải trả giá bằng mạng sống. Thông cáo cũng chỉ ra rằng nếu không có thông tin đúng, đáng tin cậy thì các xét nghiệm chẩn đoán không phát huy được tác dụng, các chiến dịch truyền thông quảng bá vaccine ngừa COVID-19 không đạt được hiệu quả và virus nguy hiểm sẽ tiếp tục hoành hành.
Thông cáo kêu gọi các nước thành viên LHQ cần phát triển và thực hiện các kế hoạch hành động nhằm kiểm soát thông tin sai lệch và tuyên truyền những thông tin chính xác dựa trên cơ sở kiểm chứng và khoa học tới các cộng đồng, đặc biệt ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Các nền tảng truyền thông và mạng xã hội cần phải hợp tác với cơ quan LHQ và hợp tác với nhau để cùng truyền tải thông tin đúng tới người dân và ngăn chặn các loại thông tin sai lệch.
Thông cáo nói trên được đưa ra bởi LHQ và nhiều tổ chức khác trong đó có Hội Chữ thập Đỏ và Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) tại sự kiện bên lề kỳ họp cấp cao Đại Hội đồng khóa 75.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cũng nhấn mạnh trong bài phát biểu trực tuyến của ông rằng đại dịch COVID-19 đồng thời cũng gây ra một cuộc khủng hoảng truyền thông bởi “ngay khi virus SARS-CoV-2 lây lan ra toàn cầu thì đồng thời những thông tin sai lệch đầy nguy hiểm cũng lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội khiến người dân cảm thấy rối trí không biết tin vào đâu.” Ông khẳng định cần phải đấu tranh chống lại những thông tin y tế không đúng sự thật và những thuyết âm mưu vô lý được thêu dệt xung quanh đại dịch COVID-19.
Ba con tin đầu tiên của Israel và 90 người Palestine được trả tự do theo thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas có hiệu lực ngày 19/1 đã trở về Israel đoàn tụ với gia đình.
Người được chỉ định là Cố vấn An ninh quốc gia của ông Trump nhấn mạnh: "Xung đột này cần phải kết thúc, và Tổng thống Trump đã rất rõ ràng về điều đó và quyết tâm thực hiện".
Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
Trả lời phỏng vấn hãng NBC News, ông Trump nói rõ hiện ông chưa có quyết định cuối cùng về TikTok nhưng đang cân nhắc việc lùi thời gian thực hiện lệnh cấm.
Lệnh bắt giữ ông Yoon Suk Yeol được phán quyết dựa trên cáo buộc ông đã chỉ đạo cuộc nổi loạn và lạm quyền khi ban bố lệnh thiết quân luật vào ngày 3/12/2024.
Ngày 18/1, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Mỹ công bố sẽ trao 590 triệu USD cho nhà sản xuất dược phẩm nội địa Moderna để phát triển vaccine mRNA phòng cúm, bao gồm cả việc cải tiến vaccine cúm gia cầm mà công ty này đã điều chế.
Tòa án Tối cao Mỹ cho rằng mối đe dọa an ninh quốc gia từ khả năng TikTok chuyển dữ liệu về Trung Quốc một cách trái phép đã vượt qua mối lo ngại về việc hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dùng.
Phó Chủ tịch Hàn Chính sẽ tới dự lễ nhậm chức của ông Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tham dự lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Đội ngũ của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nói rằng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun đã sao chép nhầm một điều khoản quan trọng trong sắc lệnh thiết quân luật vào tháng trước.
Tối 15/1 theo giờ Mỹ (tức sáng 16/1 giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu chia tay từ Phòng Bầu dục, khi chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ trong vài ngày tới.
Lãnh đạo PPP cho rằng vụ bắt giữ ông Yoon Suk Yeol khiến uy tín quốc gia của Hàn Quốc rớt xuống mức thấp nhất và là một bi kịch của trong lịch sử Hiến pháp Hàn Quốc.
Tổng thống đắc cử Donald Trump muốn mua vùng lãnh thổ này từ Đan Mạch, trong khi chủ sở hữu tuyên bố không bán. Nhưng nếu một cuộc đàm phán diễn ra, Mỹ sẽ hoặc nên đưa ra đề nghị như thế nào?
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã thẳng thắn nêu vấn đề mua Greenland, đưa Canada thành bang thứ 51 của Mỹ và giành lại kiểm soát đối với kênh đào Panama.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo ước tính của nhà dự báo tư nhân AccuWeather, thiệt hại và tổn thất kinh tế do đám cháy rừng lớn, đe dọa thành phố Los Angeles thuộc bang California của Mỹ, dao động từ 135 tỷ USD-150 tỷ USD.
Nói về thảm họa cháy rừng đang hoành hành, Cảnh sát trưởng Los Angeles Jim McDonnell cho biết: "Đây là những giờ phút bi thảm trong lịch sử của chúng ta".
Số liệu thống kê từ hơn 5.000 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước Nhật Bản đã chỉ rõ, trong tuần (từ 22-29/12/2024) có tổng số 317.812 ca mắc cúm mùa mới, tăng tới 100.000 ca so với tuần trước đó.
Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump dự kiến có thể tác động đáng kể đến các loại tiền tệ trên thế giới. Vậy đồng nội tệ của các quốc gia Đông Nam Á sẽ đối mặt với kịch bản nào nếu đồng bạc xanh mạnh lên trong năm 2025?